Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao học đường

Nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cùng các chuyên gia đầu ngành nói gì về sai phạm điểm thi chấn động ở Sơn La, Hà Giang?

Lê Huy (tổng hợp) Theo dõi Saostar trên google news

Câu chuyện gian lận điểm thi THPT quốc gia 2018 ở Hà Giang và Sơn La trở thành tâm điểm của dư luận trong những qua khi mà theo nhiều người, đây là những sai phạm cực nghiêm trọng, thậm chí chưa từng có trong lịch sử giáo dục những năm gần đây.

Sửa điểm thi quy trình 6s/ 1 bài - Nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: “Quá hi hữu, quá xấu xí”

Ngày 11/7, Bộ GD&ĐT chính thức công bố điểm thi THPT quốc gia 2018. Ngay sau đó, dư luận đã đặt nhiều nghi vấn về điểm thi cao bất thường tại Hà Giang. Lý do là tỉnh này có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp thấp nhất cả nước nhưng lại có tới 16 thí sinh góp mặt trong danh sách những người có điểm thi khối A1 cao nhất cả nước. Bên cạnh đó, phổ điểm ở Hà Giang cũng bị cho rằng vô cùng bất thường khi số lượng bài thi trên 9 điểm lại nhiều hơn vượt trội số bài trong khoảng từ 8 đến 9.

Trước những nghi vấn này, Bộ GD&ĐT đã thành lập Tổ công tác trực tiếp lên Hà Giang rà soát lại điểm thi. Qua điều tra, xác minh, Cơ quan chức năng bước đầu phát hiện người trực tiếp can thiệp vào kết quả thi của thí sinh Hà Giang là ông Vũ Trọng Lương, Phó phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang).

Được biết, đã có 114 thí sinh với tổng số hơn 330 bài thi được sửa điểm. Hậu chấm thẩm định, nhiều thí sinh có tổng điểm giảm hơn 20, thậm chí 29.25 điểm so với mức đã công bố.

Trả lời phỏng vấn báo Phụ Nữ Việt Nam ngày 17/7, GS.VS Phạm Minh Hạc, Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục Việt Nam cho rằng: “Đây là vụ việc hi hữu, 20 năm trước thì xảy ra ở Bắc Giang và đúng 20 năm sau lại diễn ra ở Hà Giang. Đây là trường hợp rất hiếm, là bất thường, rất xấu, nhưng cũng may là chỉ ở trong phạm vi của một tỉnh và việc giải quyết mọi bất thường này cũng sẽ chỉ khoanh vùng ở Hà Giang mà thôi!”

GS.VS Phạm Minh Hạc - Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục Việt Nam.

Ông cũng nhấn mạnh: “Đây hoàn toàn không phải là lỗi của máy móc mà là lỗi của con người, của cơ chế. Có người đánh tráo bài thi vì vụ lợi, cũng như trong xã hội luôn có kẻ ăn cắp. Và chắc chắn, những sai phạm diễn ra, cần được pháp luật xử lý nghiêm minh, như kẻ cắp thì chắc chắn phải vào tù!”.

Trao đổi với báo chí, ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) phát ngôn: “Tuyệt đại đa số địa bàn trên cả nước, kỳ thi đã diễn ra nghiêm túc nhưng những điều bất thường như xảy ra ở Hà Giang là những việc vô cùng xấu xí, nên kiên quyết xử lý nghiêm túc tới cùng. Không thể để một “điểm đen” như vậy làm ảnh hưởng chung tới hàng triệu thí sinh, hàng triệu gia đình”.

TS Toán học Lê Thống Nhất - người sáng lập hệ thống trường BigSchool cho rằng, đây chỉ là một kẽ hở từ phiếu trả lời trắc nghiệm bị lợi dụng, trong khi còn nhiều “kẽ hở” khác chưa được “xoáy” vào để tìm ra những sai phạm. Ông đặt ra câu hỏi: “Ai khẳng định là các đơn vị tổ chức thi THPT Quốc gia 2018 còn lại không biết hoặc không dám làm cách này?“. Ngoài ra, nếu như điểm thi ở Hà Giang chỉ sửa vừa phải và phổ điểm đẹp thì chắc khó bị nghi ngờ hơn.

TS. Lê Thống Nhất.

Ông Lê Đức Vĩnh, nguyên Trưởng bộ môn Toán - Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, một trong những người đầu tiên phát hiện ra sai phạm điểm số ở Hà Giang cho biết trên trang cá nhân: “Với con mắt của một người dạy Thống kê và xử lý số liệu trong nhiều năm tôi có thể khẳng định rằng việc chấm thi Trắc nghiệm tại Hà Giang là có vấn đề hay nói trắng ra là có gian trá”.

Trong khi đó, PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM cho rằng việc chấm thi THPT Quốc gia không nên giao cho các địa phương chấm nữa mà nên trả lại cho các trường ĐH chấm dưới sự quản lý của Bộ GD-ĐT và cơ quan chức năng thì sẽ khách quan, công bằng và chọn lựa được đúng thí sinh xuất sắc nhất vào trường ĐH.

Sai phạm tại Sơn La phức tạp và nghiêm trọng hơn Hà Giang

Ngày 23/7, đoàn công tác của Bộ GD&ĐT đã chính thức công bố kết quả rà soát điểm thi bất thường tại tỉnh Sơn La. Theo đó, Phó giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Sơn la Phạm Xuân Yến và 4 cán bộ của Sở này liên quan sai phạm quy chế thi. Đại diện Bộ GD&ĐT cũng cho hay hành vi can thiệp, gian lận điểm thi ở Sơn La có tính chất nghiêm trọng và phức tạp hơn tại Hà Giang.

Trả lời báo chí trong họp báo công bố kết quả rà soát, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng - Bộ GD&ĐT cho biết: “Đây là rất bất thường, không mang tính chất đại diện và rất xấu xí”.

Trong buổi phỏng vấn trên kênh truyền hình VTC 14, TS.Nguyễn Viết Chức, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban VHGD Quốc Hội cho rằng: “Hỡi những người lớn, hãy để con trẻ được yên bình. Sống bằng nỗi niềm khắc khoải của chính nó, sống bằng chính những thuận lợi và khó khăn của bản thân nó và đi lên bằng đôi chạn của chính nó. Nếu người lớn cứ tạo ra những đôi chân lấy bấy cho con trẻ để chúng đi vào đời này thì đất nước ta đi đến đâu”?

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Lê Huy (tổng hợp)

Được quan tâm

Tin mới nhất