Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao học đường

Ngoài Việt Nam, sinh viên những quốc gia nào cũng có kỳ nghỉ Tết âm siêu dài?

Hà Trang (Tổng hợp) Theo dõi Saostar trên google news

Ngoài Việt Nam, nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng coi Tết nguyên đán là dịp lễ cổ truyền của dân tộc. Vào dịp này, học sinh sinh viên được nghỉ dài ngày để có nhiều thời gian quây quần sum họp bên gia đình.

Trung Quốc

Tết Nguyên đán là ngày tết Âm lịch dài nhất và quan trọng nhất ở Trung Quốc, thường kéo dài từ ngày 8 tháng 12 Âm lịch đến ngày 15 tháng giêng Âm lịch. Đây là khoảng thời gian để mọi người có thể đoàn tụ gia đình, quây quần bên bạn bè, người thân và cầu chúc cho nhau những điều tốt lành trong năm mới.

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán còn được gọi là kỳ nghỉ Tuần lễ vàng (Golden Week). Kỳ nghỉ kéo dài 1 tuần là thời điểm hoàn hảo để tổ chức các chuyến du lịch gia đình. Các bạn học sinh sinh viên có thể tranh thủ thời gian này tham gia những chuyến đi hấp dẫn với người thân, chụp hình lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ.

Vào thời khắc giao thừa, các bạn sinh viên cũng sẽ quây quần bên gia đình thân yêu của mình và thưởng thức bữa cơm giao thừa chào đón năm mới. Bữa cơm có ý nghĩa rất quan trọng vì nó thể hiện sự hạnh phúc của mỗi gia đình.

Singapore

Người Singapore rất coi trọng việc vui đón Tết Nguyên đán Âm lịch cổ truyền. Diễn ra cùng thời điểm với Tết Nguyên đán của người Việt Nam, những ngày Tết ở Singapore thường diễn ra Lễ hội mùa xuân với 3 sự kiện nổi bật: Lễ hội Hoa đăng, Lễ hội Singapore River Hongbao và Lễ hội đường phố Chingay cùng nhiều hoạt động khác.

Trong suốt 15 ngày từ đêm Giao thừa cho đến hết ngày 15 tháng Giêng, trên đất nước Singapore đâu đâu cũng diễn ra các hoạt động vui xuân, là dịp để các bạn học sinh sinh viên đi thăm họ hàng, bạn bè và đãi tiệc nhau. Cha mẹ và người thân cũng sẽ gửi tặng nhau những phong bao lì xì để cầu chúc những điều may mắn.

Triều Tiên

Tết của người Triều Tiên cũng kéo dài hàng tuần với nhiều phong tục truyền thống như dán hình động vật lên cửa để cầu may, mời thầy phù thủy đến cúng tế và xem bói, tổ chức đón trăng mọc…

Học sinh sẽ đến thăm nhà thầy cô giáo thực hiện nghi lễ vái lạy các bậc tiền bối vào sáng mùng 1. Trong khi những người đàn ông tới chúc Tết các gia đình với một chai rượu trong túi và cũng tiến hành nghi lễ vái lạy các tiền bối lớn hơn, còn phụ nữ thì bận rộn trong bếp, tránh xông đất để không mang điềm rủi.

Điểm đặc biệt tại đây, vào năm mới, các đôi lứa yêu nhau sẽ không đi cùng nhau trong dịp Tết do những luật lệ và định kiến ở Triều Tiên.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Hà Trang (Tổng hợp)

Được quan tâm

Tin mới nhất