Học đường

Ngoài lời phê bá đạo giảng viên ĐH còn có những câu nói chất hơn nước cất khiến giới sinh viên cười nghiêng ngả

Tổng hợp
Chia sẻ

Các sinh viên trường ĐH Bách Khoa đã lập một trang fanpage với hơn 42.000 lượt thích chỉ để truyền tai nhau những câu nói "danh bất hư truyền" của thầy cô trong trường.

Nếu bạn nghĩ thầy cô tại Bách Khoa là những người nhàm chán, vô vị thì bạn đã sai lầm hoàn toàn. Không chỉ có kiến thức uyên thâm, những lời phê “bá đạo” mà các thầy cô tại ĐH Bách Khoa còn rất thú vị với nhiều câu nói “bất hủ” đi vào lòng sinh viên.

Thậm chí, những câu nói này nổi tiếng đến mức các bạn sinh viên đã lập ra một trang fanpage - nơi chuyên hội tụ những câu nói “danh bất hư truyền” của các thầy cô Bách khoa được sinh viên các khóa chia sẻ qua hình thức confession, tin nhắn trên Facebook.

Fanpage: Những câu nói bất hủ của các thầy cô Bách Khoa

Sau đây là những câu nói bất hủ của thầy cô trong trường ĐH Bách Khoa ở khắp ba miền Bắc - Trung - Nam được sinh viên chia sẻ:

Thầy Đào Tuấn Đạt (ĐH Bách khoa Hà Nội)

“Các em biết Hưng Yên có đặc sản gì không? Một là nhãn lồng, hai là tôi”.

Thầy Trương Tích Thiện (ĐH Bách khoa TP.HCM)

”Hễ cô gái nào mà qua môn Cơ lý thuyết là các em đừng nghĩ bạn đó là con gái nữa”.

Thầy Việt - Viện Công nghệ Thông tin

“Em có thể so sánh bạn gái với con lợn, con chó, con mèo… con gì cũng được.

Miễn là đừng so sánh với bất kì một đứa con gái nào khác.”

Thầy Bùi Xuân Vững - Hóa phân tích ĐH Bách Khoa Đà Nẵng

“Cái này hồi cấp 3 mấy anh chị học rồi. Quen nhưng lâu không gặp thì thành lạ.”

Thầy Trịnh Văn Dũng khoa Hóa ĐH Bách Khoa Hồ Chí Minh

“Đi học là ghi lại những gì thầy dạy, về nhà là làm lại những gì đã ghi, và đi thi là chép lại những gì đã làm!

Dễ thế mà sinh viên vẫn rớt.”

Thầy Tạ Công Đức - ĐH Bách khoa Tp HCM

Lớp có ai làm được không?

… (Cả lớp im lặng)

Tốt, vậy tôi để bài này ra thi cuối kỳ

Một sinh viên giơ tay lên bảng giải. Sau khi giải xong thầy gật gù:

Vậy cuối kỳ sẽ ra đề khó hơn.

Cô Hằng - giảng viên Vật lý (ĐH Bách khoa TP.HCM)

“Em nào nói chuyện có 3 sự lựa chọn: Cửa trước, cửa sau và cửa sổ”.

Cô Xuân Anh - giảng viên môn Giải tích 2 (ĐH Bách khoa TP.HCM)

“Môn học không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ chuyển từ học kì này sang học kì khác. Chỉ có tiền học phí là không trở lại”.

Cô Kim Dung - Hoạch định chiến lược sản phẩm và dịch vụ.

Khi đi phỏng vấn tìm việc hãy trả lời hai câu hỏi:
- Vì sao mình cần họ mà không phải là công ty khác?
- Vì sao họ phải chọn mình mà không phải là người khác?

Thầy Lý Anh Tú - Lý Đại Cương

Học lý không khó, chỉ khó là làm cách nào có tiền để học lại.

Thầy Huỳnh Tấn Phát - môn Vẽ kĩ thuật (Bách khoa TP.HCM):

Điểm liệt của trường mình là 2 nhưng tôi hứa danh dự với các em: Ai dưới 4 tôi sẽ làm tròn xuống 2 luôn. Để các em học lại cho chắc.

Thầy Trương Vũ Thanh (Bách khoa TP.HCM):

Nếu chỉ cần đọc sách rồi lên lớp dạy thì tôi có thể dạy tất cả các môn trong trường Bách khoa này

Thầy Thủy - ĐH Bách khoa Hà Nội

Lấy chồng cũng như giải nghiệm ấy, được Phương Án Chấp Nhận Được là tốt lắm rồi, cứ nhăm nhăm đi tìm nghiệm tối ưu khéo mà gặp phải vòng lặp vô hạn, mà lặp xong rồi quay về thì chắc gì còn Phương Án Chấp Nhận Được mà lấy.

Thầy Cử - ĐH Bách khoa Hà Nội

Anh cố gắng trả lời được câu này để tôi cho 0 điểm vì nhà trường không cho điểm âm.

Thầy Nguyễn Đình Huân - Giảng viên môn Cầu đường

“Công thức có đầy trong sách, không cần phải học thuộc. Thuộc hết công thức thì về nhà quên hết người thân”.

Chia sẻ

Bài viết

Tổng hợp

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất