Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao học đường

Ngăn chặn nạn trốn học, quốc gia này gắn hẳn định vị GPS vào đồng phục của học sinh gây tranh cãi dữ dội

Vũ Hà (Tổng hợp) Theo dõi Saostar trên google news

Việc học sinh Trung Quốc phải mặc "đồng phục thông minh" có gắn định vị GPS đang gây ra nhiều cuộc tranh cãi xung quanh vấn đề quyền riêng tư của các em học sinh.

Gắn GPS để ngăn chặn việc học sinh trốn học

Theo China Daily, các trường học ở tỉnh Quý Châu và khu tự trị dân tộc Choang ở Quảng Tây đang sử dụng “đồng phục thông minh” gắn chip định vị để đảm bảo học sinh không trốn học, và để cho phụ huynh theo dõi việc đi học và an toàn của trẻ em.

“Smart uniform” hay đồng phục thông minh của Guizhou Guanyu Technology Ltd

Được biêt, 9 trường học ở Quý Châu và 2 trường ở Quảng Tây đã yêu cầu học sinh mặc loại đồng phục theo dõi này. Quảng Tây là một tỉnh nghèo ở Trung Quốc và phải đối mặt với tỷ lệ học sinh trốn học cao.

Công ty công nghệ đảm nhiệm việc gắn chip vào đồng phục học sinh là Quý Châu Guanyu Technology. Công ty này cho biết khi học sinh mặc đồng phục bước vào trường, con chip bên trong sẽ ghi lại thời gian và ngày tháng, đồng thời chuyển động của học sinh tại thời điểm đó cũng được ghi vào video để phụ huynh có thể xem trên ứng dụng di động được kết nối.

Các bộ đồng phục cũng tích hợp công nghệ nhận diện khuôn mặt để ngăn chặn học sinh tráo đổi hoặc mặc nhầm đồng phục.

Đối với các học sinh trốn ra khỏi trường, đồng phục sẽ kích hoạt báo động, thông báo cho giáo viên và phụ huynh. Nếu một học sinh rời khỏi sân trường mà không được phép, báo thức bằng giọng nói sẽ được kích hoạt.

Ông Wang Ping, Chủ tịch công đoàn tại trường trung học Xiuwen ở Quý Châu nói với phóng viên China Daily rằng gần 1000 học sinh cấp một đã mặc đồng phục công nghệ này trong hơn một tháng qua.

Học sinh có hai bộ đồng phục cho mùa hè và hai bộ cho mùa đông, mỗi bộ có giá 320 Nhân dân tệ (47 USD), tương đương với giá đồng phục thông thường.

Cải thiện giáo dục hay xâm phạm quyền riêng tư?

Dù còn có thể giúp ngăn chặn nạn cờ bạc và bắt nạt trong trường học, nhiều dân mạng vẫn chỉ trích công ty này đã “nhiệt tình quá mức”. Họ còn gọi đó là vi phạm quyền riêng tư trong khi chưa chắc cải thiện được chất lượng giáo dục.

“Nếu là học sinh, bạn có thích bị giám sát 24 giờ mỗi ngày không“, tài khoản Sangguo_Sunny bình luận trên Weibo.

Không ít ý kiến phản đối việc dùng công nghệ để giám sát học sinh, cho rằng nó tước đi quyền tự do cơ bản của con người. Một số người thậm chí lên án gay gắt cách quản lý mới này vì xâm phạm nghiêm trọng quyền riêng tư của trẻ.

Nhiều người lo ngại phương án đồng phục này sẽ xâm hại quyền riêng tư của các em học sinh

“Trẻ em thì không có nhân quyền và quyền riêng tư sao?”, người dùng mạng Dawson-HO đặt câu hỏi.

Bên cạnh đó, có nhiều bậc phụ huynh học sinh vô cùng ủng hộ phương án đồng phục này. Zhao Shengyong, phụ huynh có con học tại trường trung học Xiuwen, rất hài lòng với chức năng giám sát của đồng phục.

“Trường học là trường nội trú nên tôi không biết được con mình làm gì ở trường. Nhưng với bộ đồng phục này, con tôi sẽ biết rằng khi nó trốn học, cha mẹ ở nhà sẽ được thông báo. Thật khó để dạy dỗ một đứa trẻ đang tuổi lớn, và tôi cần sự giúp đỡ từ công nghệ”.

Bên cạnh đó, ông Li Daguo, đại diện pháp lý của công ty, nói với Beijing News rằng, chỉ có phụ huynh và giáo viên mới có thể truy cập thông tin được ghi lại bởi bộ đồng phục. Ông khẳng định, công ty đã cảm kết bảo vệ quyền riêng tư của học sinh.

Trên website chính thức của Guizhou Guanyu Technology Ltd. cho hay: Đồng phục thông minh được tạo ra nhằm mục đích tự động hóa các hoạt động hành chính - giáo dục, từ giám sát học sinh có đến lớp đúng lịch hay không cho tới giao bài tập về nhà và quản lý điểm số.

Trên đồng phục sẽ có cả định vị GPS để ghi lại hoạt động ra/vào trường của học sinh. Những dữ kiện kể trên sẽ được kiểm tra chéo với công nghệ nhận diện khuôn mặt tại mỗi trường học.

Ngày càng có nhiều trường học thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo, sử dụng các công nghệ tiên tiến để cải thiện chất lượng giáo dục - từ drone nhận diện khuôn mặt, phân tích hành vi của học sinh đến robot “quản sinh”.

Tuy nhiên, những công nghệ như vậy không phải không có khuyết điểm. Vào năm 2017, một nền tảng live-stream giúp phụ huynh giám sát con cái của họ trong lớp đã bị đánh sập vì vi phạm quyền riêng tư sau khi bị phát hiện phát video trên một kênh công cộng.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Vũ Hà (Tổng hợp)

Được quan tâm

Tin mới nhất