Học đường

Nam giáo viên cầm khăn lau lớp trang điểm trên mặt nữ sinh trước cổng trường gây tranh cãi dữ dội

Yến Nguyễn (Tổng hợp)
Chia sẻ

Một giáo viên đứng bên ngoài cổng trường cùng với một chiếc khăn và một xô nước.  Trước khi để nữ sinh bước vào khuôn viên trường, giáo viên này đã dùng khăn nhúng nước rồi tẩy trang cho từng nữ sinh, hành động này vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận.

Mới đây, mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh một nhóm nữ sinh đang phải xếp hàng bên ngoài cổng trường trước mặt một nam giáo viên. Sau đó, nam giáo viên này lần lượt lấy khăn lau mạnh lên mặt từng nữ sinh nhằm xóa sạch lớp trang điểm trên mặt các em.

Trước khi lau mặt cho các nữ sinh tiếp theo, nam giáo viên nhúng khăn mặt sơ sài vào thùng nước đặt bên cạnh.

Clip: Nam giáo viên dùng khăn lau lớp trang điểm của học sinh nữ gây tranh cãi. Nguồn: Mail Online

Được biết, sự việc xảy ra tại một trường trung học cơ sở ở vùng nông thôn tỉnh Quý Châu (Trung Quốc).

Qua đoạn clip, có thể thấy một giáo viên đứng bên ngoài cổng trường cùng với một chiếc khăn và một xô nước. Trước khi để học sinh bước vào khuôn viên trường, giáo viên này đã dùng khăn nhúng nước rồi tẩy trang cho từng nữ sinh. Các nữ sinh phải xếp hàng dài để nam giáo viên thực hiện hành động này.

Việc làm này của nhà trường nói chung và nam giáo viên đã khiến CĐM nảy ra tranh cãi dữ dội. Có người đồng tình với việc này, bởi lứa tuổi học sinh thì không nên trang điểm lòe loẹt khi đến trường. Tuy nhiên, nhiều ý kiến phản đối cũng đưa đưa ra, bởi việc làm này sẽ khiến cảm nữ sinh cảm thấy bị xúc phạm, bị tổn thương.

Hành động này của nam giáo viên gây tranh cãi dữ dội.

Liên quan đến vụ việc, một phát ngôn viên của Trường trung học nói trên xác nhận vụ việc và lên tiếng giải thích rằng, đây là lần đầu tiên trường áp dụng hình phạt như trên. Rất nhiều nữ sinh trang điểm đậm khi tới lớp nên ban giám hiệu quyết định cấm hành vi này để bảo đảm môi trường học đường trong sạch.

Theo Vietnamnet, đại diện nhà trường cho biết thêm, tới 90% số học sinh của họ là những “đứa trẻ bị bỏ lại phía sau” (các trẻ em có bố mẹ là lao động nhập cư, phải rời bỏ nhà cửa ở nông thôn lên thành phố kiếm sống và để lại con cái cho họ hàng chăm sóc) nên các thầy, cô giáo cảm thấy họ phải có trách nhiệm quan tâm, rèn giũa, uốn nắn các em nhiều hơn.

Chia sẻ

Bài viết

Yến Nguyễn (Tổng hợp)

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất