Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao học đường

Nhà báo Trương Anh Ngọc: Một bài thi kết quả không như ý không có nghĩa là con kém cỏi

Nhà báo Trương Anh Ngọc Theo dõi Saostar trên google news

Chẳng có bố mẹ nào không tự hào vì con, thế nhưng, bố mẹ có con học lực kém hơn cũng chẳng nên buồn hay phiền lòng để rồi bị cuốn theo một cuộc đua không có điểm dừng và phí công vô ích.

Các sĩ tử 2k4 vừa hoàn thành xong Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022. Chỉ khoảng 2 tuần nữa, các thí sinh sẽ nhận được kết quả. Trong khoảng thời gian nghỉ "xả hơi" này, không ít thí sinh rơi vào trạng thái lo âu, thấp thỏm vì không biết điểm thi của mình có như ý không, liệu có đủ điểm đậu vào Đại học mơ ước không, liệu có làm cha mẹ phải thất vọng không?

Đôi khi, chính sự kỳ vọng quá lớn từ phía gia đình sẽ là "liều thuốc độc" âm ỉ ngấm vào các bạn trẻ, có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Để rồi, đến khi ngộ ra cũng là lúc muộn màng...

Chẳng có bố mẹ nào không tự hào vì con, thế nhưng, bố mẹ có con học lực kém hơn cũng chẳng nên buồn hay phiền lòng để rồi bị cuốn theo một cuộc đua không có điểm dừng và phí công vô ích.

Một bài thi kết quả không như ý không có nghĩa là con kém cỏi, hoặc con là người vô giá trị... Ảnh 1
Sự kỳ vọng của mẹ cha đôi khi chính là áp lực đè nặng lên con cái... Ảnh minh họa

Mới đây, nhà báo Trương Anh Ngọc đã chia sẻ những quan điểm của mình xoay quanh những áp lực vô hình mà các bạn trẻ đang phải gánh chịu, mà xuất phát của những áp lực này lại chính từ sự kỳ vọng quá lớn từ phía phụ huynh. 

Bài chia sẻ của anh Trương Anh Ngọc với nội dung như sau:

"Áp lực phải có kết quả tốt, thậm chí thật tốt đối với các con trong không chỉ các kì thi mà còn cả các bài kiểm tra lớn quá, lớn đến khủng khiếp. Không phải ai cũng chạy theo sự hoàn hảo hoặc nỗ lực tối đa để đạt đến điều đó, nhưng việc phải cố gắng đạt kết quả tốt nhất đôi khi là một liều thuốc độc, và thất bại trở thành điều kinh khủng khiến ngay cả những đứa trẻ mười mấy tuổi cũng không tài nào chịu nổi.

Có một cuộc tranh cãi đã âm ỉ từ lâu về việc mọi người đừng khoe điểm số của con cái mình sau những kỳ thi nữa, vì như thế có thể tạo áp lực lên những ông bố bà mẹ có con thi hoặc kiểm tra không tốt bằng. Thực ra, việc đó cũng không có gì sai và không thể nói rằng vì con anh chị học giỏi mà các anh chị tạo áp lực lên tôi và con cái chúng tôi. Chẳng có bố mẹ nào không tự hào vì con. Nhưng nhận thức là cả một quá trình, chẳng ai cứ khoe điểm tốt của con mãi, bởi rồi cũng có lúc con bị điểm kém hoặc con thất bại trong một việc gì đó. Các bố mẹ có con học lực kém hơn cũng chẳng nên buồn hay phiền lòng để rồi bị cuốn theo một cuộc đua không có điểm dừng và phí công vô ích.

Một bài thi kết quả không như ý không có nghĩa là con kém cỏi, hoặc con là người vô giá trị... Ảnh 2
"Rất mong các con hiểu rằng, một bài thi kết quả không như ý không có nghĩa là con kém cỏi, hoặc con là người vô giá trị...". Ảnh minh họa

Ai cũng kì vọng con cái sau này thế này thế kia, nhưng nếu chúng không được như chúng ta muốn hoặc chúng muốn thì cũng đâu phải là tận thế. Điều quan trọng thực ra không phải là ca ngợi lẫn nhau khi thắng lợi và chỉ trích nhau khi không đạt được kết quả như ý, mà là chấp nhận thất bại, nếu nó xảy ra. Đấy không phải là tư tưởng chủ bại hay không cố gắng tối đa để đạt mục đích, mà là hiểu rằng không ai là bất bại, và có rất nhiều con đường, nhiều lựa chọn để thực hiện sau mỗi lần vấp ngã. Thất bại là điều luôn xảy ra trong cuộc đời, và không phải thất bại nào cũng là bi kịch, không phải thất bại nào cũng là sự phủ nhận những nỗ lực của cá nhân mình hoặc giá trị của mình.

Rất mong các con hiểu rằng, một bài thi kết quả không như ý không có nghĩa là con kém cỏi, hoặc con là người vô giá trị. Đấy chỉ là một kết quả thi thôi, và một bài thi không phải là tất cả, gia đình con và cuộc sống phía trước con thế nào mới là điều thực sự quan trọng…

Xem thêm: Âu lo hiện hữu trong mắt phụ huynh ở ngày thi cuối cùng

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Nhà báo Trương Anh Ngọc

Được quan tâm

Tin mới nhất