Tại đêm chung kết Miss DAV - Hoa khôi Học viện Ngoại giao 2018 vừa diễn ra tối 6/5, Hoa hậu Ngô Phương Lan đã đặt câu hỏi chung cho phần thi ứng xử: “In your opinion, how has our culture been influenced by globalization? What should be done to preserve and promote our cultural value on vietnam young generation?” (“Theo ý kiến của bạn, văn hóa của chúng ta bị ảnh hưởng bởi toàn cầu hóa như thế nào? Cần phải làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của chúng ta đối với thế hệ trẻ Việt Nam?”)
Là người đầu tiên trả lời trong phần thi ứng xử tiếng Anh dành cho Top 5, Thùy Dương đã bình tĩnh đưa ra câu trả lời rành mạch, trôi chảy: “In my knowledge, I believe that globalization is a phenomenon as normal development of our human life. I understand that culture is everything you let it do to our life. So globalization is a chance, the opportunity to compare us to other foreign friends. And from that, we can learn and improve ourselves. However, if we learn without selection we may even lose our identification.
So how can vietnamese young people can protect our culture? First of all, communication can make vietnamese young people love our traditional values, they will have the strength to proactive the value. Secondly, parents please help us, guide us. Together we will promote and preserve the value. And i believe that in this way we can have a chance and power to make a community with long stand value.”
(Tạm dịch: Theo hiểu biết của em, em tin rằng toàn cầu hóa là một hiện tượng như sự phát triển bình thường của cuộc sống con người chúng ta. Em hiểu rằng văn hóa là mọi thứ chúng ta làm trong cuộc sống. Vì vậy, toàn cầu hóa là một cơ hội, cơ hội để so sánh chúng ta với những người bạn nước ngoài khác. Và từ đó, chúng ta có thể học hỏi và cải thiện bản thân. Tuy nhiên, nếu chúng ta học mà không có lựa chọn, chúng ta thậm chí có thể đánh mất bản sắc của mình.
Vậy làm sao người trẻ Việt Nam có thể bảo vệ nền văn hóa của đất nước? Trước hết, truyền thông có thể làm cho những người trẻ Việt Nam yêu thích những giá trị truyền thống của chúng ta, họ sẽ có động lực để tự chủ, chủ động trong mọi vấn đề. Thứ hai, những người cha, người mẹ hãy giúp đỡ những người trẻ như chúng em, hướng dẫn chúng em. Cùng nhau, chúng ta sẽ quảng bá và bảo tồn giá trị. Và em tin rằng bằng cách này chúng ta có thể có cơ hội và sức mạnh để tạo ra một cộng đồng có giá trị lâu dài.)
Trước đó, qua phần thi trang phục áo dài và phần thi độc đáo nữa chỉ có ở Học viện Ngoại giao là phần thi trang phục biểu diễn sáng tạo với chủ đề Năm văn hóa và di sản địa phương, BGK đã chọn ra được 8 gương mặt bước vào vòng thi ứng xử bằng tiếng Việt là Uông Hà Ngân, Phùng Hồng Ngọc, Nguyễn Linh Chi, Lê Ngọc Thùy Dương, Nguyễn Ngọc Anh, Hoàng Lê Mỹ Uyên, Trần Hồng Hạnh và Nguyễn Minh Châu.
8 thí sinh đã lần lượt đưa ra những câu trả lời thể hiện quan điểm của mình về tình yêu, sắc đẹp, sự đam mê tuổi trẻ hay những vấn đề liên quan mật thiết đến sinh viên Học viện Ngoại giao là văn hóa, hội nhập, chủ quyền đất nước.
Qua đó, BGK tiếp tục chọn lựa được 5 cô gái tài năng, sắc sảo nhất bước vào phần thi ứng xử bằng tiếng Anh gồm Lê Ngọc Thùy Dương, Nguyễn Ngọc Anh, Uông Hà Ngân, Nguyễn Linh Chi và Trần Hồng Hạnh.
Kết quả chung cuộc: Ngôi vị Hoa khôi thuộc về Lê Ngọc Thùy Dương. Trần Hồng Hạnh giành giải Á khôi 1 và Nguyễn Ngọc Anh giành giải Á khôi 2. Bên cạnh đó, BTC cũng trao các giải phụ như sau:
Hoa khôi Ảnh: Nguyễn Linh Chi
Hoa khôi Nhân ái: Ngô Nhật Lệ
Hoa khôi Trí tuệ: Trần Hồng Hạnh
Hoa khôi Áo dài: Nguyễn Ngọc Anh
Hoa khôi Ngoại vụ: Lê Ngọc Thùy Dương
Hoa khôi Tài năng: Hoàng Lê Mỹ Uyên
Hoa khôi Được yêu thích nhất: Uông Hà Ngân