Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao học đường

Không phải tiền, học phí của ngôi trường này là một thứ đặc biệt khiến ai cũng phải suy ngẫm

Một ngôi trường đặc biệt ở Campuchia thu gom rác thải, tái chế và dùng chúng làm vật liệu xây dựng các lớp học. Đặc biệt, ngôi trường còn thu nhận rác thải như một khoản học phí.

Cách Phnom Penh 150 km về phía tây, ngôi trường đặc biệt nằm trong khuôn viên vườn quốc gia và có tên gọi là “Coconut School”. Người sáng lập ra nó là Ouk Vanday, một cựu quản lý khách sạn - người được mệnh danh là Rubbish Man (tạm dịch là “Người Rác”).

Ngôi trường này đặc biệt ở 2 điểm. Một là học phí không phải là tiền mặt mà là rác thải hàng ngày. Hai là chính rác thải đó được tái chế để làm vật liệu xây dựng các lớp học trong trường.

Các học sinh thu gom rác thải để đóng học phí. Ảnh: AFP

Tường của các lớp học được làm từ những lốp xe cũ sơn màu lại. Ngay lối vào, một bức tranh tường với hình ảnh quốc kỳ Campuchia được làm rất chăm chút và cầu kỳ từ các nắp chai.

Ông Ouk Vanday chia sẻ: “Ngôi trường này được tạo nên từ chính rác thải mà tụi nhỏ mang tới và đó là cách tôi giáo dục chúng hiểu được giá trị của rác thải tái chế”.

Những lốp xe cũ, vỏ chai hay giày cũ được tái chế thành vật liệu xây dựng các lớp học. Ảnh: AFP

Ý tưởng thành lập ngôi trường đặc biệt này đến với người đàn ông 34 tuổi sau khi ông du lịch khắp Campuchia và thấy các điểm du lịch ngập tràn rác. Không thể làm ngơ trước vấn đề này, Ông Vanday mở một dự án thí điểm ở Phnom Pênh năm 2013. Sau đó, “Người Rác” phát triển nó ra địa điểm thứ 2 trong vườn quốc gia.

Ngôi trường có thể tồn tại được là nhờ sự quyên góp và các giáo viên tình nguyện. Chính nó đã mở ra cơ hội giúp trẻ em nghèo không có tiền theo học các chương trình ngoại khóa, nhất là các em ở vùng sâu, vùng xa.

“Người Rác” hy vọng trẻ em sẽ là những nhà bảo vệ môi trường trong tương lai. Ảnh: AFP

Trong tương lai, ông Vanday có kế hoạch mở rộng các lớp học đến các tỉnh khó khăn như Kampong Speu để cưu mang khoảng 200 đứa trẻ. Năm 2019, ông sẽ mở thêm một lớp mẫu giáo với tường được làm từ các chai nhựa. Người đàn ông 34 tuổi luôn lạc quan rằng những đứa trẻ chính sau này sẽ là người bảo vệ môi trường.

Hy vọng chúng sẽ hiểu được cách sử dụng, quản lý và tái chế rác thải, từ đó trở thành những nhà hoạt động vì môi trường, giúp ích cho đất nước”, ông Vanday chia sẻ.

Ngôi trường thu học phí bằng rác thải ở Campuchia. Nguồn: Channel News Asia

Bộ Môi trường Campuchia thống kê có tới 3,6 triệu tấn rác thải mà người dân xả ra mỗi năm. Trong số này, khoảng 11% được tái chế. Số còn lại bị đốt, vứt ra sông ngòi hoặc chôn dưới đất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết AFP

Được quan tâm

Tin mới nhất