Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao học đường

'Khổ' như sinh viên ngành Y: Muốn thành bác sĩ phải học liên tục suốt 9 năm

Sự nghiệp học vấn sẽ trở nên gian nan hơn khi tới đây, sinh viên ngành Y phải học liên tục 9 năm mới được cấp bằng bác sĩ chuyên khoa, đủ điều kiện để hành nghề.

Mới đây trong buổi thảo luận về kinh tế-xã hội tại diễn đàn Quốc hội, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã đề nghị Luật Giáo dục đại học (ĐH) phải có cơ chế đào tạo riêng cho ngành Y tế.

Cụ thể, sinh viên ngành Y sau 6 năm tốt nghiệp phải học thêm 2-3 năm học chuyên khoa và thi toàn quốc để lấy chứng chỉ hành nghề. Theo Bộ trưởng Y tế, với thời gian đào tạo như vậy, sinh viên ngành Y mới đảm bảo có đủ khả năng để có thể hành nghề.

Trước vấn đề này, trẻ lời trên báo Pháp luật TP.HCM, PGS-TS Trần Hùng, Phó Hiệu trưởng ĐH Y Dược TP.HCM, nhiều quốc gia đã áp dụng chương trình đào tạo đối với sinh viên Y khoa trên 6 năm. Ông khẳng định đây không phải là vấn đề mới.

Sắp tới, thời gian học tập của sinh viên ngành Y có thể dài hơn 2-3 năm so với hiện tại. Ảnh minh họa.

Hiện nay, sinh viên ngành Y mới chỉ học sáu năm thì được cấp bằng tốt nghiệp bác sĩ đa khoa nhưng lại chưa có đủ kỹ năng thực hành và điều kiện hành nghề. Sau ít nhất18 tháng đào tạo về thực hành, Cử nhân ngành Y mới có khả năng thực hiện nhiệm vụ của một bác sĩ đa khoa và được cấp chứng chỉ hành nghề.

Việc đào tạo để trở thành bác sĩ chuyên khoa cần thời gian dài hơn nhưng trung bình là ba năm cùng đã là cách thức đào tạo chung trên thế giới.

Thực tế vấn đề đào tạo sinh viên ngành Y dài hơi không phải là chuyện mới được đưa ra thảo luận. Trước đó vào hồi năm 2016, trả lời trên báo Thanh tra, PGS.TS Nguyễn Đức Hinh, Hiệu trưởng Trường Đại học (ĐH) Y Hà Nội cho biết, nhà trường sẽ đổi mới đào tạo theo mô hình 6 + 3 (hoặc 4).

Theo GS Nguyễn Hữu Tú, Phó Hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội, thực tế chương trình đào tạo tại Trường ĐH Y Hà Nội với tổng thời gian 6 năm đã không còn phù hợp với thực tế yêu cầu công việc tại các bệnh viện.

Vì vậy, từ năm 2016, trường ĐH Y Hà Nội đã đề ra chiến lược đến năm học 2019 - 2020 sẽ bắt đầu áp dụng chương trình mới cho khóa Y1. Theo đó, đào tạo bác sĩ y khoa của trường được điều chỉnh theo mô hình 6+3 (hoặc 4). Cụ thể, chương trình đào tạo cử nhân 6 năm, sau đó học luôn 3 hoặc 4 năm chuyên sâu.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Vương Phi

Được quan tâm

Tin mới nhất
Hội yêu bếp ơi, chợ live ShopeeFood Mart giảm đậm ngày cuối tuần bạn đã biết chưa?