Dưới đây là 10 tiết lộ thú vị về các tân cử nhân của ngôi trường hàng đầu thế giới:
1. Một thế hệ đầy lo âu
Trong các sinh viên Harvard tốt nghiệp năm 2018, 41% đã từng tìm kiếm sự hỗ trợ về sức khỏe tinh thần từ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của trường. Khoảng 15% cũng tìm sự hỗ trợ này từ bên ngoài khuôn viên trường đại học. Đó như một lời cảnh tỉnh, nhất là với những sinh viên vừa trải qua thời gian học tập nhiều áp lực và lo lắng.
2. Nhiều hơn một cử nhân ra trường còn là “trinh nữ”
Theo khảo sát của Harvard Crimson nhiều năm trở lại đây, có không ít sinh viên của ngôi trường danh giá thế giới chưa bao giờ có bất kỳ kinh nghiệm hẹn hò nào ở trường đại học. Ứng dụng hẹn hò đã được 69% sinh viên ở Harvard sử dụng. Tuy vậy, hơn 1/5 sinh viên tốt nghiệp khóa 2018 đã báo cáo về việc từng bị “quấy rối tình dục” trong thời gian còn là sinh viên của trường.
Đối với khóa 2015 của trường, theo khảo sát có đến 24% số cử nhân tốt nghiệp năm đó chưa từng quan hệ tình dục một lần nào. Tỉ lệ này tương đương với việc cứ 4 sinh viên Harvard thì có 1 người vẫn còn trong trắng.
3. Chủ nghĩa tự do chính trị
Về mặt chính trị, những cử nhân này bắt đầu học ở Harvard dưới thời cầm quyền của Obama. Theo khảo sát, 72% số họ cho rằng “nước Mỹ hiện đang đi sai hướng”. Chỉ 3% trong số họ đã từng bỏ phiếu cho Donald Trump, 2/3 cho rằng mình là người theo chủ nghĩa tự do hay rất tự do.
4. Tự do ngôn luận ở khuôn viên giảng đường
Có những dấu hiệu cho thấy sinh viên tự kiểm duyệt quan điểm của mình và không tranh luận một cách công khai. Khoảng 2/3 sinh viên được điều tra đã từng chọn không phát biểu ý kiến trong môi trường học thuật vì sợ sẽ “động chạm” hoặc xúc phạm người khác. Điều này đặc biệt đúng đối với những người ủng hộ đảng Cộng hòa. Gần một nửa số sinh viên muốn có một “cảnh báo trước” nếu khóa học chứa những nội dung có thể gây khó chịu hoặc xúc phạm.
5. Uống rượu bia
Ngay cả các sinh viên chăm chỉ và xuất sắc đạt thành tích cao trong học tập tại Harvard vẫn có khả năng hoặc thích uống rượu. Hơn 90% sinh viên Harvard uống rượu, và hầu hết tuần nào cũng uống. Tuy nhiên, họ lại gần như nói không với thuốc lá. Hầu như không có sinh viên hút thuốc thường xuyên, hơn 3/4 cho biết họ chưa từng một lần hút thuốc. Thậm chí số sinh viên từng hút thuốc lá còn ít hơn số sinh viên từng thử cần sa.
6. Thái độ về nổ súng ở trường học
Dưới làn sóng biểu tình lên án sự gia tăng các vụ xả súng ở trường học của giới trẻ Mỹ, sinh viên Harvard ủng hộ kêu gọi hạn chế tiếp cận vũ khí, với tỉ lệ ủng hộ 9/10 việc thắt chặt kiểm soát súng.
7. Sinh viên thông minh dùng điện thoại thông minh
Sinh viên ở Harvard dường như hoàn toàn đắm chìm trong công nghệ số. Đa phần tất cả SV mới tốt nghiệp đều sở hữu một chiếc điện thoại thông minh. Điện thoại thông minh đã trở nên phổ biến đến nỗi chúng được xem như một phần tất yếu trong cuộc sống. Sinh viên Harvard cũng tỏ ra thiên vị IPhone khi 87% lựa chọn sản phẩm này.
8. Quy tắc danh dự
Theo quy tắc này, sinh viên phải cam kết không gian lận trong học thuật. Tuy nhiên kết quả điều tra cho thấy, điều này đã không làm thay đổi hành vi và mức độ gian lận khi khoảng 1/5 sinh viên thừa nhận đã từng gian lận trong quá trình học và rất ít trong số họ bị phát hiện.
9. Đa dạng sắc tộc
Cánh cửa vào các trường đại học hàng đầu với sinh viên các sắc tộc khác nhau trên toàn thế giới luôn gây tranh cãi. ĐH Harvard gần đây gặp cáo buộc phân biệt đối xử trong cách xử lý hồ sơ của người Mỹ gốc Á.
Thực tế cho thấy, hơn 60% sinh viên được lựa chọn và ưu tiên trúng tuyển dựa trên sắc tộc. Ở khóa sinh viên vừa tốt nghiệp, phổ biến nhất là sinh viên da màu, ít phổ biến nhất là nhóm sinh viên da trắng và gốc Á.
10. Điều gì tiếp theo?
Các cử nhân vừa tốt nghiệp Harvard đang bước vào một kỷ nguyên của các quan điểm phân cực. Đây cũng là kỷ nguyên mà nước Mỹ bị chia cắt bởi địa lý kinh tế. Những con người ưu tú này sẽ không tản ra khắp mọi miền đất nước sau khi tốt nghiệp, thay vào đó họ đang dự định phát triển sự nghiệp ở một trong 3 nơi: New York, Massachusetts và California.
Khoảng 1/10 tân cử nhân muốn phát triển sự nghiệp ở nước ngoài. Những công việc họ muốn làm ngay sau khi rời trường thuộc lĩnh vực tư vấn, tài chính và công nghệ. Nhưng khi được hỏi về nguồn thu nhập đến từ đâu, có tới 60% lại mong đợi tiếp tục nhận được hỗ trợ tài chính từ gia đình.