Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao học đường

Bỏ quy định 'không cho điểm 0' đối với bài kiểm tra của học sinh tiểu học

So với quy định cũ, từ 20/10/2020, học sinh lớp 1 sẽ được nhận điểm 0 nếu làm bài quá kém.

Mới đây, Bộ Giáo và Đào tạo đã ban hành Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT Quy định đánh giá học sinh tiểu học.

Trong đó quy định về hai hình thức đánh giá học sinh tiểu học là đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kỳ bằng điểm số kết hợp với nhận xét. Khi đánh giá định kỳ bằng điểm số, Điều 7 của Thông tư quy định:

Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang điểm 10, không cho điểm thập phân và được trả lại cho học sinh.

Như vậy, Thông tư mới đã bỏ quy định "không cho điểm 0" đối với bài kiểm tra của học sinh tiểu học. Trong khi đó, quy định trước đây nêu rõ: "Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang 10 điểm, không cho điểm 0, không cho điểm thập phân…".

Bỏ quy định 'không cho điểm 0' đối với bài kiểm tra của học sinh tiểu học Ảnh 1
Theo thông tư mới, giáo viên tiểu học được chấm điểm 0 bài kiểm tra. Ảnh minh họa

Quy định đánh giá học sinh tiểu học được thực hiện theo lộ trình như sau:

- Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.

- Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2.

- Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3.

- Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4.

- Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5.

Bộ GD&ĐT cũng vừa công bố dự thảo thông tư Quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Trong đó, điểm mới của dự thảo là áp dụng hình thức kỉ luật tích cực với học sinh vi phạm.

Cụ thể, dự thảo đưa ra ba mức kỉ luật với học sinh gồm: khiển trách, cảnh cáo và tạm dừng học tập trên lớp để thực hiện kế hoạch giáo dục riêng với học sinh vi phạm.

Việc tạm đình chỉ học tập tối đa là 2 tuần lễ. Trong khi ở thông tư cũ, mức kỷ luật nặng nhất là buộc thôi học một năm.

Việc áp dụng các hình thức kỷ luật trên chỉ áp dụng với học sinh vi phạm kỷ luật nhiều lần, vi phạm nghiêm trọng và chỉ áp dụng các hình thức này với học sinh trung học.

Trong thời gian nhận hình thức kỷ luật này, học sinh có thể thực hiện kế hoạch giáo dục tại nhà trường, gia đình hoặc cộng đồng dân cư dưới sự giám sát, hỗ trợ của cán bộ, giáo viên được phân công và gia đình học sinh.

Hết thời hạn tạm dừng học tập trên lớp, học sinh phải giải trình về kết quả rèn luyện của bản thân trong thời gian bị kỷ luật và đề xuất kế hoạch tu dưỡng, rèn luyện của bản thân trong thời gian tới.

Các mức kỷ luật như khiển trách, cảnh cáo, tạm đình chỉ học tập trong dự thảo thông tư trên không áp dụng với học sinh tiểu học, chỉ áp dụng với học sinh THCS, THPT. 

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Phương Linh

Được quan tâm

Tin mới nhất