Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao học đường

Luật Giáo dục sửa đổi về quyền sở hữu khiến các nhà đầu tư trường tư thục bức xúc: Do sai sót trong cách hành văn

Linh Chi (tổng hợp) Theo dõi Saostar trên google news

Buổi tọa đàm ngày 11/5 giải tỏa những lo lắng, bức xúc của các nhà đầu tư, sáng lập các trường tư thục về các điều khoản của Dự thảo Luật Giáo dục trình Quốc hội lần đầu vào tháng 5.2018.

Ngày 8/5, hội thảo: “Quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, trường tư thục trong Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi” được tổ chức tại Hà Nội đã trao đổi về các vấn đề: Hội đồng trường, quyền sở hữu, chính sách xã hội hóa Giáo dục, quy hoạch mạng lưới và quản lý nhà nước về Giáo dục đối với các cơ sở Giáo dục tư thục.

Theo đó, sau khi nghiên cứu Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi phiên bản ngày 12/4/2019, các nhà đầu tư của nhiều trường phổ thông tư thục đã có kiến nghị về các điều 49, 56 và 100 đến Bộ trưởng Bộ GD-ĐT và Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.

Cụ thể, các nhà đầu tư này gồm: Trường THCS và THPT Marie Curie - Hà Nội, Trường THCS và THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy, Trường THCS và THPT Lômônôxôp, Trường THCS và THPT Nguyễn Siêu, THPT Đinh Tiên Hoàng - Ba Đình, Trường THPT Bình Minh, Trường THPT Kinh Đô, Trường THPT Marie Curie - Hải Phòng, Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm.

Kiến nghị liên quan tới vấn đề hội đồng trường, quyền sở hữu

Về hội đồng trường, theo Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, Khoản 3 của Điều 56 yêu cầu các trường tư thục thành lập Hội đồng trường bao gồm đại diện nhà đầu tư, thành viên trong và ngoài trường do hội nghị nhà đầu tư bầu, quyết định theo tỷ lệ vốn góp.

Cụ thể, thành viên trong trường gồm có các thành viên đương nhiên là: Bí thư cấp ủy, chủ tịch công đoàn, đại diện ban chấp hành Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là người học của trường (nếu có), hiệu trưởng; thành viên bầu là đại diện giáo viên và người lao động do hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu của trường bầu; thành viên ngoài trường là đại diện lãnh đạo nhà quản lý, nhà giáo dục, doanh nhân, cựu học sinh do hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu của trường bầu.

Về điều khoản này, các chủ đầu tư cho rằng, hội đồng như trên không thể đại diện cho quyền sở hữu trường, có quyền quyết định những vấn đề về tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản, quy hoạch và phương hướng đầu tư phát triển của trường tư thục thay cho Hội đồng quản trị.

Các nhà đầu tư cũng bày tỏ mong muốn những quy định trên được kế thừa và bổ sung trong Luật Giáo dục sửa đổi để bảo vệ quyền điều hành hợp pháp của nhà đầu tư đối với trường tư thục.

Thầy Nguyễn Xuân Khang, chủ tịch hội đồng quản trị trường Marie Curie Hà Nội nêu ý kiến về Luật Giáo dục sửa đổi. Ảnh: Tuổi Trẻ

Về quyền sở hữu, theo các nhà đầu tư, quyền và lợi ích hợp pháp được luật pháp bảo hộ mới thực hiện yên tâm đầu tư và giáo dục.

Theo Điều 49 trong Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, không có đề cập đến quyền sở hữu của nhà đầu tư, trong khi quyền sử hữu lại được đưa vào điều 100: “Tài sản của trường dân lập, tư thục thuộc sở hữu của pháp nhân nhà trường. Các nhà đầu tư có trách nhiệm chuyển quyền sở hữu phần tài sản góp vốn cho nhà trường theo quy định”.

Tuy nhiên, Luật GIáo dục không giải thích “pháp nhân nhà trường”, “nhà trường” là ai, các nhà đầu tư ở Điều 49 không có quyền sở hữu. Điều này khiến các nhà đầu tư của các trường tư thục băn khoăn về những tâm huyết, sức lực, trí tuệ đã đầu tư và xây dựng nên nhà trường.

Tại hội thảo, bức xúc trước sự không rõ ràng này, Hiệu trưởng trường THCS và THPT Marie Curie nói sẽ buộc phải bán trường nếu dự thảo được Quốc hội thông qua.

Qua đó, nhóm kiến nghị Ban soạn thảo, cơ quan thẩm tra Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi điều chỉnh nội dung các Điều 56, Điều 100 trong Dự thảo Luật Giáo dục: giữ nguyên quy định về Hội đồng quản trị trường tư thục trong Điều 53 Luật Giáo dục hiện hành, thay cho Khoản 3 Điều 56 Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi bản 12/4/2019. Ngoài ra, giữ nguyên nội dung Điều 67 Luật Giáo dục hiện hành, thay cho Điều 100 Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi bản ngày 12/4/2019.

Dự thảo mới sẽ thúc đẩy xã hội hóa giáo dục

Chiều ngày 11/5, buổi làm việc với nhiều nhà đầu tư, sáng lập các trường ngoài công lập đã giải tỏa những bức xúc về các điều khoản của Dự thảo Luật Giáo dục.

Theo TS Toán học Lê Thống Nhất, thực tế Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi đang mở ra những cơ chế có lợi cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, những sai sót trong cách hành văn trong Dự thảo Luật của Ban soạn thảo (cụ thể ở Khoản 3, Điều 56) đã khiến cho các nhà đầu tư hiểu nhầm.

Tại Khoản 2c, Điều 49 ghi rõ quyền lợi của nhà đầu tư: Bầu hoặc cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên bầu của hội đồng trường. Như vậy, các nhà đầu tư vẫn có toàn quyền quyết định về nhân sự của hội đồng trường được quy định trong Khoản 3, Điều 56.

Trong Điều 49 ghi: “Quyền và trách nhiệm khác theo quy định của Luật Đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan”. Theo đó, quyền lợi, quyền sở hữu của nhà đầu tư được bảo vệ từ các luật khác, không chỉ ở Luật Giáo dục.

TS. Lê Thống Nhất. Ảnh: Dân Việt

Theo TS. Lê Thống nhất, lâu nay, người sáng lập trường sẽ là người điều hành trường. Tuy nhiên, theo Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, việc xã hội hóa giáo dục càng được đẩy mạnh hơn khi nhà đầu tư có thể sáng lập trường và thuê đội ngũ điều hành hoạt động trong trường. Như vậy sẽ có hai tư cách pháp nhân là nhà đầu tư và hội đồng điều hành các hoạt động trường.

TS. Lê Thống Nhất nhận định: “Tuy nhiên, Dự thảo Luật Giáo dục mới sẽ mở ra thêm một giải pháp cho các cá nhân, tổ chức có khả năng đầu tư cho giáo dục nhưng thiếu kinh nghiệm, kết hợp với đội ngũ có kinh nghiệm tổ chức hoạt động giáo dục nhưng không đủ khả năng kinh tế. Xu thế hiện nay trên thế giới là như vậy, Dự thảo mới có thể thúc đẩy khả năng đầu tư của các cá nhân nước ngoài vào giáo dục ngoài công lập tại Việt Nam”.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Linh Chi (tổng hợp)

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giới trẻ nghĩ gì về Yamaha Janus hoàn toàn mới, nâng cấp có xứng đáng?
Lee Hooyeon kể trải nghiệm thú vị khi cùng Wukong hẹn hò tại New World Phu Quoc