Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao học đường

Giả thuyết học và biết nhiều loại ngoại ngữ có gây rối loạn đa nhân cách?

Một số bằng chứng chỉ ra rằng biết thêm một ngoại ngữ sẽ khiến tư duy của bạn trở nên khác biệt. Nhưng điều đó liệu có đúng, và đủ mạnh để bạn trở thành người đa nhân cách?

“Learn a new language and get a new soul” (tạm dịch: Học ngôn ngữ mới và có thêm một tâm hồn mới) là câu tục ngữ của người Czech.

Câu tục ngữ này thực chất chỉ có ý cho rằng việc học một ngôn ngữ mới sẽ giúp bạn có những góc nhìn mới, và tâm hồn thì mở rộng hơn. Nhưng liệu có sai không khi hiểu nó theo nghĩa đen? Nghĩa là khi học một ngôn ngữ mới, bạn sẽ hình thành nhân cách khác với hiện tại?

Tưởng là một câu hỏi phi lý, nhưng hóa ra từ lâu đây đã là một giả thuyết khiến khoa học phải đau đầu suy nghĩ. Rất nhiều thí nghiệm và các cuộc khảo sát vì thế đã được tiến hành nhằm xác định phạm vi ảnh hưởng của việc nói nhiều ngôn ngữ đến nhân cách của một con người.

Những thí nghiệm đầu tiên

Đầu tiên là một nghiên cứu đã được thực hiện hơn 40 năm trước trên một số phụ nữ nói hai ngôn ngữ là tiếng Nhật và Anh, do giáo sư Susan Ervin thực hiện.

Bà đưa cho các tình nguyện viên những câu chưa được hoàn thiện ở cả hai ngôn ngữ để họ điền vào theo ý mình. Và kết quả cho thấy rằng cùng một người, cùng ý nghĩa, nhưng với mỗi ngôn ngữ khác nhau, nội dung được điền vào lại khác nhau.

Giáo sư David Luna cũng tiến hành một thí nghiệm tương tự trên một nhóm phụ nữ nói Tây Ban Nha và tiếng Anh. Họ được yêu cầu dịch một đoạn quảng cáo về phụ nữ ra 2 thứ tiếng, đầu tiên là bằng tiếng Tây Ban Nha, rồi 6 tháng sau là tiếng Anh. Kết quả với mỗi thứ tiếng, ý nghĩa của đoạn quảng cáo lại có sự khác biệt.

Nói cách khác, cả hai thí nghiệm đều cho thấy rằng ngôn ngữ không chỉ làm thay đổi cách chúng ta bày tỏ quan điểm, mà còn làm thay đổi chính quan điểm của chúng ta.

Tuy nhiên…

 Nói đa ngôn ngữ không làm chúng ta trở nên đa nhân cách

Một thí nghiệm được tiến hành vào năm 2006 bao gồm những người Mỹ nói tiếng Mexico. họ được yêu cầu điền một bản trắc nghiệm tính cách ở hai ngôn ngữ. Và kết quả thì đa số những câu trả lời đều có sự thay đổi ở mỗi ngôn ngữ khác. Kết quả là đa số đều cho thấy sự khác nhau về tính cách khi làm trắc nghiệm ở hai ngôn ngữ khác nhau.

Tuy nhiên, sự khác biệt này khá thống nhất với các nền văn hóa nói chung. Ví dụ như hầu hết các đối tượng đều có vẻ hoạt bát hơn khi sử dụng Tiếng Anh. Điều này cũng phản ánh tương tự về hành vi giữa người Mỹ chỉ nói tiếng Anh và người chỉ nói tiếng Mexico.

Mỗi ngôn ngữ là đại diện của những nền văn hóa khác nhau. Mỗi nền văn hóa đều đặc trưng bởi những giá trị truyền thống và tín ngưỡng riêng. Khi chúng ta sử dụng thay đổi giữa các ngôn ngữ, cũng là thay đổi giữa những nền văn hóa, từ đó tạo ra những thay đổi trong tư duy. Dù vậy, nhân cách thì không bị ảnh hưởng.

Một yếu tố khác đáng chú ý, đó là người ta chuyển sang sử dụng một thứ tiếng khác thường là trong một số tình huống nhất định. Họ phải thích ứng và dựa vào đó mà hành động. Vậy có thể nói sự thay đổi là do tình hình chứ không phải do ngôn ngữ.

Ví dụ khi nói chuyện với sếp, bất kể là ngôn ngữ nào thì bạn luôn phải giữ thái độ trân trọng và lịch sự. Trong khi đó, nếu nói chuyện với bạn bè thì cách nói chuyện là khác hẳn với tùy người.

Nói nhiều ngôn ngữ làm nhân cách chúng ta khác đi

Trong khi những giả thuyết trên đều ủng hộ cho việc phủ nhận sự ảnh hưởng của ngôn ngữ lên nhân cách con người, thì cũng có những bằng chứng cho thấy điều ngược lại.

Một thí nghiệm nữa trên người nói tiếng Anh và Ba Tư, gồm cả nam và nữ cùng độ tuổi, cùng một tầng lớp xã hội, cùng một nền kinh tế và đặc biệt là đều có một thời gian sống ở Iran.

Họ được yêu cầu điền vào bài trắc nghiệm tính cách theo hình thức khá đặc biệt: chia ngẫu nhiên thành hai nhóm, nhóm 1 làm bài tiếng Anh, nhóm 2 làm tiếng Ba Tư và sau 3 tuần thì làm ngược lại.

Tất cả họ đều cho thấy sự khác nhau rõ ràng về cách ước lượng tính cách của mình khi thay đổi ngôn ngữ. Cụ thể là, khi trả lời bằng tiếng Anh, các đối tượng đều có cái nhìn thực tế hơn về bản thân mình so với khi trả lời bằng tiếng Ba Tư. Với kết quả này, những người phụ trách nghiên cứu khẳng định sự khác nhau trong một con người khi thay đổi giữa các ngôn ngữ rõ ràng là sâu sắc hơn sự khác nhau do tình huống hay văn hóa đơn thuần.

Tạm kết

Là một chủ đề được quan tâm và gây nhiều tranh cãi cho giới khoa học thì không dễ để có được một câu trả lời nhất định và tuyệt đối. Như đã được nói ở trên, sự thay đổi trong tâm tính con người khi sử dụng một ngôn ngữ khác là không thể chối cãi, dù sự thay đổi đó có đủ lớn để được coi là một nhân cách hoàn toàn khác hay không.

Nhưng một điều mà các nhà nghiên cứu đều đồng tình: học ngoại ngữ không bao giờ là một ý tưởng tồi, khi nó làm tư duy nhanh nhạy hơn và tạo sự kết nối giữa những con người trên thế giới.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Theo Helino

Được quan tâm

Tin mới nhất
Ngọc Trinh diện váy ngắn gợi cảm