Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao học đường

Đi đến ước mơ bằng 'đôi tất cọc cạch', bài luận giúp nữ sinh trường Ams 'ẵm' 6 học bổng Mỹ

Theo Báo Đất Việt Theo dõi Saostar trên google news

Chấp nhận hiện thực rằng 'đôi tất cọc cạch' không còn như ban đầu, tuy nhiên, thay vì vứt bỏ đôi tất ấy đi thì hãy dùng nó để bước từng bước đến gần hơn với giấc mơ của bản thân.

Mất khá nhiều thời gian để chọn được câu chuyện đặc sắc gửi gắm vào bài luận 'đôi tất cọc cạch', cô bạn Thủy Tiên đã chinh phục được 6 trường ĐH Mỹ gồm: Union College, Rhodes College, Denison College, College of Wooster, Villanova University và Drexel University. Ở mỗi trường, Tiên được hỗ trợ mức học phí hơn 4 tỷ đồng. Cô bạn quyết định chọn Villanova University.

Họ và tên: Trần Thủy Tiên

Học sinh tiếng Trung trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam

Thành tích:

- SAT: 1500/1600, IELTS: 8.0, GPA: 9.4/10

- SAT II Lịch sử Mỹ: 790/800; SAT II Toán: 800/800

- Trưởng ban tổ chức dự án Nắng

- Thành viên ban tổ chức Pandorams 2016

- Thành viên ban tổ chức Striped Project 2017

- Trưởng ban PR dự án La Vie En Rose

- Thành viên ban PR CLB Ams Writers' Guild

- Thành viên ban PR tổ chức Hanoi Food Rescue

- Thành viên ban PR triển lãm khoa học Science Toranado 2016

Trong tháng 3, Thủy Tiên nhận được thông báo 6 trường ở Mỹ cấp học bổng, mỗi trường hơn 4 tỷ đồng.

Mất 1 năm hoàn thành các chứng chỉ tiếng Anh

Có dự định du học từ năm lớp 10, Tiên đầu tư tìm hiểu thông tin từ những anh chị đi trước và trên các website uy tín. Thích môi trường cạnh tranh nên Mỹ là lựa chọn hàng đầu của Tiên. 'Được nghe về những yếu tố cơ bản trong hồ sơ du học Mỹ, mình đã thấy nó khó khăn hơn rất nhiều so với các nước khác rồi. Tuy nhiên, mình lại cảm thấy thích thú và xem đây như một thử thách với bản thân'.

Đầu năm lớp 11, Tiên dự thi SAT (gồm SAT I, SAT II) và IELTS. Vì hồ sơ yêu cầu khá nhiều chứng chỉ nên Tiên phải sắp xếp thời gian để vừa ôn luyện, vừa hoàn thành tốt việc học ở trường. Thời gian cao điểm, Tiên cùng lúc nạp vào đầu khá nhiều kiến thức, đặc biệt là tiếng Anh.

'Lịch thi SAT và IELTS khá gần nhau nên việc ôn thi thật sự vất vả. Lúc đó, mình sáng học SAT, chiều học IELTS, cứ như thế trong vòng vài tháng. Riêng SAT I, mình tự học, không ai hướng dẫn nên gặp phải nhiều khó khăn, đặc biệt là phần đọc. Mình đã thi SAT I đến 3 lần mới đủ điểm' - Tiên kể lại.

Tiên giải thích rằng, việc tự học, tự mày mò kiến thức tuy có vất vả nhưng đó cũng là trải nghiệm khá thú vị. Cô bạn chia sẻ: 'Mình tiếp nhận kiến thức hiệu quả nhất khi ngồi một mình, không có ai quấy nhiễu. Trong không gian tĩnh lặng ấy, mình tập trung suy nghĩ rồi tự tìm ra phương pháp học phù hợp nhất với bản thân. Không khác gì tự khám phá chính mình cả'.

Thời gian tự ôn thi chứng chỉ, Tiên tạm gác lại các hoạt động ngoại khóa và sở thích cá nhân.
Bài luận về 'đôi tất cọc cạch'

Quá trình viết bài luận, khó khăn lớn nhất của Tiên là tìm kiếm câu chuyện bộc lộ rõ tính cách cá nhân, tạo nét đặc sắc không lẫn vào ai trong hàng chục ngàn hồ sơ gửi đến các trường. 'Với những cô cậu học trò 17 - 18 tuổi như mình, để xác định bản thân là ai, muốn làm gì, mục tiêu như thế nào không phải chuyện dễ dàng.

Mình tin rằng bài luận tốt nhất là bài luận mà ở đó thí sinh được là chính mình, được bộc lộ bản thân. Vì thế, chọn câu chuyện làm nổi bật điểm đặc biệt ở bản thân là rất quan trọng' - Tiên rút ra kinh nghiệm trong quá trình tìm hiểu và viết bài luận.

Nếu như những bạn khác kể về lần đạt huy chương trong các cuộc thi trí tuệ, hay những trải nghiệm thú vị khi đi du lịch,… thì Tiên chọn cách kể lại câu chuyện gần gũi nhất với bản thân mình, chính là 'đôi tất cọc cạch' thẳng tiến đến ước mơ.

'Nhắc đến 'đôi tất cọc cạch' là nhắc đến những thứ đã cũ kỹ, hỏng hóc. Thay vì vứt nó đi thì ta chấp nhận thực tế rằng chúng đã không còn như trước và tìm cách sử dụng chúng vào mục đích khác. Cũng như ước mơ vậy, đừng vì chút khó khăn, chút rủi ro mà từ bỏ. Hãy hoàn thiện giấc mơ ấy bằng những gì đang có, kể cả khi mọi thứ đã không còn nguyên vẹn như đôi tất kia' - Tiên giải thích.

Gửi bài luận đến 17 trường, có 6 trường đồng ý cấp học bổng và 3 trường trong danh sách chờ. Ước tính chi phí mỗi trường hỗ trợ cho Tiên trong 4 năm học là hơn 4 tỷ đồng. Không mất quá nhiều thời gian, Tiên quyết định chọn Villanova University.

Thủy Tiên (ngoài cùng bên phải) và bạn bè ở trường.

Không có gì thay đổi, sẽ về Việt Nam sau 4 năm học ở Mỹ

Ở Villanova University, Tiên sẽ theo học ngành Marketing. Ngoài lý do chất lượng đào tạo tốt thì việc trường sở hữu đội bóng rổ bán chuyên rất giỏi cũng khiến Tiên muốn trở thành một thành viên của 'đại gia đình' này.

Đặt trường hợp không trường nào đồng ý cấp học bổng, Tiên sẽ suy nghĩ lại về quyết định đi du học ở bậc Đại học. 'Có thể cơ hội của mình vẫn chưa đến, mình sẽ học ở Việt Nam bậc Đại học và sẽ tính tiếp đến việc du học Thạc sỹ' - Tiên lém lĩnh trả lời.

Quá trình hoàn tất hồ sơ học bổng, ngoài sự trưởng thành, Tiên còn khám phá được những điều mới mẻ, những mong muốn tích cực của bản thân. Tháng 8 tới đây, cô bạn sẽ lên đường nhập học. Như bao bạn trẻ khác, điều khiến Tiên lo lắng khi sang Mỹ chính là cuộc sống tự lập khi du học.

Tiên chia sẻ thêm: 'Đi du học là một chân trời mới, ở đó không còn bố mẹ luôn lúc nào cũng ở bên giúp đỡ nữa nên mình sẽ mất một thời gian để làm quen và thích nghi. Bên cạnh đó, việc học tập ra sao cho xứng đáng với công sức đầu tư bố mẹ bỏ ra cũng là điều khiến mình suy nghĩ'.

Trước khi lên đường nhập học, Tiên tranh thủ làm nhiều thứ mà cô bạn đã tạm gác lại trong hơn một năm tập trung hoàn tất hồ sơ. Tiên đi tập thể dục mỗi ngày, dành nhiều thời gian bên bạn bè, gia đình, đi chụp ảnh với bạn, và đăng ký đi học trở lại môn tiếng Trung.

'Mình nghĩ chuyện đi hay ở lại Mỹ còn phụ thuộc vào việc sau 4 năm, mình có thích và cảm thấy phù hợp với cuộc sống bên đó không. Hiện tại, mìn rất thích cuộc sống ở Việt Nam vì được ở bên người thân và gia đình và đồ ăn rất ngon. Nếu không có gì thay đổi thì sau khi học xong, mình sẽ về' - Tiên bộc bạch.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Theo Báo Đất Việt

Được quan tâm

Tin mới nhất