Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao học đường

Đề xuất chưa có bằng THPT vẫn được học thẳng lên cao đẳng

Bộ Lao động – Thuơng binh và Xã hội dự kiến sửa một số quy định trong quy chế tuyển sinh và xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng.

Lâu nay, đối tượng tuyển sinh của các trường cao đẳng là người đã tốt nghiệp THPT hoặc trình độ tương đương trở lên.

Tuy nhiên, theo dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2017/TT-BLĐTBXH, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất mở rộng đối tượng tuyển sinh của trường cao đẳng.

Cụ thể, ngoài đối tượng đã tốt nghiệp THPT, học sinh đã tốt nghiệp THCS nhưng có nguyện vọng học liên thông lên trình độ cao đẳng cũng có thể đăng ký dự tuyển. Điều kiện đi kèm là người học phải học đồng thời các môn văn hoá THPT và nội dung đào tạo nghề nghiệp trình độ trung cấp theo hướng dẫn của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.

Thí sinh có thể đăng ký dự tuyển vào một hoặc nhiều trường thông qua các hình thức: đăng ký trực tiếp và nộp tại trường THCS, THPT hoặc trường dự định theo học; đăng ký trực tuyến trên trang thông tin điện tử về tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có địa chỉ tại: https://dangkyxettuyen.gdnn.gov.vn.

Ảnh minh họa.

Trước đó, thảo luận tại Quốc hội về Luật Giáo dục (sửa đổi), Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Quân cho biết, mục tiêu đến năm 2020 phải có 30% học sinh THCS học nghề và 2025 đạt 40%. Tuy nhiên, đến nay, thực tế mới đạt khoảng 8%, nơi làm tốt hơn cả cũng mới đạt 20%.

Nguyên nhân là đa số địa phương thấp việc phân luồng chưa tốt, việc phân luồng cũng chưa thực sự gắn với đào tạo. Hiện nay, công tác phân luồng đa số phụ thuộc vào nỗ lực của các trường nghề lăn lộn đến tận thôn xóm để tư vấn tuyển sinh và chính sách.

Ông Quân cho rằng có những “điểm nghẽn” khiến cho việc phân luồng gặp khó. Cụ thể là khi hết lớp 9, học sinh vào trung cấp nhưng luật quy định vừa học trung cấp vừa học văn hoá dẫn đến chương trình nặng, tổ chức đào tạo không hợp lý. Chưa kể, việc học nghề một nơi, học văn hoá ở nơi khác như trung tâm giáo dục thường xuyên hay trường nào đó khiến việc dạy nghề khó chất lượng.

Ông cũng đề nghị Luật Giáo dục nên quy định người học xong trình độ bậc dưới đủ điều kiện để học liên thông lên bậc trên, tránh tình trạng như hiện nay, học hết văn bằng muốn liên thông lên đại học phải tham gia kỳ thi tuyển sinh quốc gia. Và việc gia nhập thị trường lao động sớm cũng là xu hướng chung của thế giới hiện nay.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Theo Vietnamnet

Được quan tâm

Tin mới nhất