Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao học đường

Cô gái tốt nghiệp đại học liền biệt tích, cha mẹ biết lý do thì hối hận vô vùng

Sau những năm tháng kéo dài bị bố mẹ chỉ trích và phủ nhận, cô gái dần trở nên tự tin, nhạy cảm. Do đó, dù đã tốt nghiệp đại học nhiều năm nhưng cô gái vẫn không trở về nhà.

Thường xuyên bị coi thường, tôi xem cha mẹ như "kẻ thù"

Trong hành trình lớn lên của mỗi người, sự đồng hành và giáo dục của cha mẹ là vô cùng quan trọng. Nếu cha mẹ lựa chọn đúng phương pháp giáo dục sẽ giúp con tự tin, phát huy năng lực và có khả năng thành đạt trong tương lai. Trái lại, nếu cha mẹ không khéo léo trong cách dạy con sẽ khiến con trở nên tự ti, mặc cảm, thậm chí sinh ra thù ghét cha mẹ. 

Trên trang Zhihu, một cư dân mạng kể câu chuyện của mình rằng: Từ nhỏ, cha mẹ cô luôn coi thường và chỉ trích cô. Kể cả khi cô van xin cha mẹ hãy tôn trọng, họ vẫn bỏ ngoài tai. Sự vô tư lẫn vô tâm của cha mẹ kéo dài khiến tâm lý của cô gái này ngày càng tồi tệ; thậm chí cô xem cha mẹ mình như "kẻ thù"

"Khi thi được điểm tối đa, hàng xóm khen tôi, cha tôi nói: “À, chỉ có môn Văn là được thôi, môn Toán còn không đạt điểm trung bình”. Khi đi thăm họ hàng, mọi người khen tôi da trắng, mắt to, thật xinh đẹp. Mẹ tôi lại nói: “Xinh đẹp ở đâu? Nhìn cái mũi kia kìa, giống hệt mũi heo”.

Tôi nhớ nhất là có lần sau Tết, tôi tăng cân và không mặc vừa đồng phục. Tôi rất lo lắng, cố sức cài khuy áo, mẹ tôi lại vừa cười vừa quay video: “Nhìn con heo con nhà mình này, xấu quá, sau này biết làm sao đây?”.

Tôi khóc nức nở, cầu xin mẹ xóa video: “Mẹ làm sao lại thế, con không muốn ai thấy đâu”. Mẹ tôi lại nói: “Con béo thật mà, tại sao con ăn nhiều lại còn lười như heo thế?”, cô gái kể lại.

Cô gái tốt nghiệp đại học liền biệt tích, cha mẹ biết lý do thì hối hận vô vùng Ảnh 1
Việc thường xuyên bị bố mẹ chỉ trích và thiếu tôn trọng, cô gái ngày càng tự ti, nhạy cảm và thậm chí là xem bố mẹ như "kẻ thù". Ảnh minh hoạ

Cô gái thừa nhận rằng, cô từng trở nên tự ti, nhạy cảm, và coi bố mẹ như “kẻ thù” bởi luôn bị họ chỉ trích và phủ nhận. Sau khi lên đại học và sống xa nhà, cô mới dần thoát khỏi cảnh tượng ám ảnh trên. Sau này khi đã tốt nghiệp đại học nhiều năm, cô gái vẫn không trở về nhà và ngày càng xa cách với cha mẹ hơn. 

Câu chuyện này ngay sau khi xuất hiện trên mạng xã hội lập tức nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng. Ai nấy đều bày tỏ sự cảm thông với những gì mà cô gái này đã trải qua. Bên cạnh đó, cư dân mạng cũng ngán ngẩm với cách hành xử của bố mẹ dành cho cô gái này.

Trên thực tế, có rất nhiều phụ huynh vẫn còn tư tưởng và cách hành xử giống như bố mẹ cô gái này. Phần vì họ vô tư nghĩ rằng người nhà với nhau, trêu chọc vài câu cũng không vấn đề gì; phần vì họ không hiểu được tầm quan trọng của việc khích lệ con cái trong quá trình con trưởng thành. 

Cha mẹ cũng cần học cách tôn trọng con

Giáo dục con cái chưa bao giờ là chuyện dễ dàng. Trong thời đại phát triển của xã hội như ngày nay, con cái càng bị ảnh hưởng bởi những tác động từ môi trường bên ngoài rất nhiều. Những tác động đó dù tích cực hay tiêu cực cũng hình thành nên tính cách của con trẻ. Cha mẹ chính là những người thầy cô đầu tiên, hãy hình thành cho con những lối cư xử tốt đẹp để con tự tin và vững vàng hơn trong quá trình trưởng thành. 

Sự tôn trọng luôn được đặt lên hàng đầu

Trong tất cả các mối quan hệ , sự tôn trọng nhau luôn được đặt lên hàng đầu. Khi cha mẹ tôn trọng con cái thì chính cha mẹ cũng sẽ được tôn trọng. Tuy nhiên, cha mẹ thường có thói quen và nếp nghĩ như những “ bề trên”, nghĩa là con cái bắt buộc phải nghe theo lời ba mẹ mà hiếm khi cho con cơ hội được bày tỏ bản thân.

Cha mẹ được thoải mái nói những gì mình muốn nhưng lại quên mất rằng, lời nói của mình có thể sẽ khiến con cái bị tổn thương. 

Cách cư xử của cha mẹ phần nào ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển nhân cách của con và xa hơn nữa là những tác động đến hôn nhân của chúng sau này. Vì vậy, cha mẹ tôn trọng con cái để duy trì một cuộc sống bình đẳng và hòa thuận cùng các con.

Không đem con ra so sánh

Trong giai đoạn dậy thì, con sẽ rất nhạy cảm khi bị so sánh với ai đó hoặc với chính hình ảnh của bố mẹ trong quá khứ. Các bậc cha mẹ nên chú ý tránh việc làm tổn thương này. Khi so sánh, các bậc phụ huynh đã vô hình có những hành động ép con phải đạt đến hình mẫu mà bạn mong muốn. Điều này khiến con thu mình, khép kín và xa lánh bố mẹ hơn. Mỗi người đều có thế mạnh riêng, thế nên hãy tôn trọng và cùng con phát triển sự khác biệt của mình trở thành thế mạnh khẳng định bản thân.

Đặt mình vào vị trí của con

Trước khi chỉ trích và buông lời thiếu tôn trọng con, cha mẹ hãy đặt mình vào vị trí ấy để cảm nhận tâm trạng của con. Khi thấu hiểu được con cái, bố mẹ sẽ có cách ứng xử phù hợp và giúp con thay đổi theo chiều hướng tích cực. Đồng thời xây dựng được mối quan hệ đáng tin cậy và thân thiết giữa con với gia đình.

Quan sát cảm xúc của con

Trên thực tế, không ai hiểu con bằng bố mẹ. Con cái có bất kỳ sự thay đổi nào, bố mẹ sẽ nhanh chóng nhận ra. Chính vì thế, khi thấy biểu cảm khuôn mặt của con không thoải mái, bố mẹ đừng phớt lời mà hãy tìm hiểu để thấu hiểu tâm tư của con cái.

Không phải đứa con nào cũng dễ dàng nói ra những ấm ức, vì vậy, vai trò của bố mẹ là tìm cách thấu hiểu và giúp đỡ con vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Phương Linh

Được quan tâm

Tin mới nhất
Gian nan nuôi dạy cầu thủ của bầu Đức