Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao học đường

Chuyện nữ du học sinh bỏ giấc mơ trời Tây về nước vì muốn suốt đời được học cùng sinh viên

Kinh qua những ngày tháng du học ở trời Tây xa xôi, Thiên Sa nhận ra rằng, ở quốc gia nào cũng có mặt tốt - xấu đan xen. So với thế giới, trí tuệ người Việt không thua kém ai và cô bạn nguyện dùng thanh xuân của mình để hướng dẫn các bạn sinh viên học tập, định hướng tương lai tốt hơn.

Võ Thiên Sa (25 tuổi), hiên đang là giảng viên môn tiếng Đức căn bản, khoa Ngữ văn Đức tại trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn HCM.

Hiện tại, Thiên Sa đang là một trong những giảng viên trẻ nhất giảng dạy tại ngôi trường có tuổi đời khá lớn này.

Đi du học nhưng chọn trở về vì “Việt Nam mình không thua kém ai”

Nước ngoài hay cụ thể là nhóm nước phát triển với nền giáo dục tiên tiến luôn là niềm ao ước của bất kỳ ai đang theo đuổi ước mơ du học. Thiên Sa cũng cũng đã từng như thế. Cô nàng từng nghĩ rằng, muốn mở mang tầm mắt, nhất định phải đi du học đến nơi nào đó thật xa, ở một quốc gia thật sự phát triển đến đỉnh cao.

Suy nghĩ ấy ám ảnh cô trong suốt nhiều năm liền. Từ khi còn học cấp phổ thông, Thiên Sa đã ấp ủ giấc mơ trở thành du học sinh diện trao đổi tại Đức. Ngày mới đi, Sa háo hức biết bao nhiêu. Những bài báo cô hay đọc khiến Sa tin rằng, ở nước ngoài là một thế giới đẹp đẽ, hạnh phúc và đáng sống hơn Việt Nam.

Tuy nhiên suy nghĩ hoàn toàn theo hướng tích cực đã khiến Sa quên mất rằng, trên thế giới này, ở bất cứ nơi đâu cũng có hai mảng màu sáng - tối. Bên cạnh những điều đẹp đẽ, các nước phát triển hay cụ thể là Đức cũng có những góc khuất của riêng nó.

Thiên Sa chụp ảnh cùng các bạn sinh viên.

“Nhiều bạn thường chê bai môi trường sống ở Việt Nam không tốt nhưng đi nhiều rồi mình mới thấy, đất nước ta thực ra không hề thua kém bất cứ nơi đâu. Berlin hiện đại đấy nhưng cũng đầy các lô cốt phủ bụi mù mịt. Paris hoa lệ nhưng hãy cẩn thận vì bạn bạn cũng có thể bị móc túi lúc nào không hay. Ở nơi đâu cũng có những vấn đề của riêng nó và nếu chỉ nhìn nhận qua “lăng kính” internet thì khó lòng thấu hết được”, Thiên Sa nói.

Suy nghĩ này khiến cô giảng viên trẻ đi đến kết luận rằng, Việt Nam không thua kém bất cứ nước nào, kể cả mảng giáo dục. Chỉ là chúng ta thuộc nhóm nước đang phát triển nên có nhiều vấn đề cần giải quyết. Đây cũng chính là lúc cần sự chung tay của thế hệ trẻ cũng như mở ra cho những người dám dấn thân cơ hội mới để bứt phá. Thay vì ngồi một chỗ, bĩu môi chê bai cái này chưa được, cái kia không đúng, Thiên Sa muốn mình là người bắt tay vào làm việc, giải quyết các rắc rối theo chiều hướng tích cực.

“Giáo dục Việt Nam rồi sẽ tốt, và để làm được điều đó thì đừng trách móc mà hãy chung tay. Tại sao khi nhìn thấy điểm yếu của giáo dục, mình không tự cải thiện nó trước mà lại chỉ biết ngồi than trách”?

Thiên Sa cho biết, khi ở Đức, cô thấy rằng người trẻ Việt không hề thua kém ai: “Ở Đức người ta còn làm hẳn một nghiên cứu về sự xuất sắc trong việc học của người gốc Việt. Nhưng mình luôn tự hỏi, tại sao, cũng là sinh viên Việt học tại nước sở tại thì có phần kém hơn và không bộc lộ được hết khả năng”?

Trăn trở về nghiên cứu ấy, Thiên Sa đã quay về nước sau khi học xong. Cô dùng chính tri thức, cách tiếp nhận vấn đề mới mẻ mà bản thân đã thu thập được từ những năm tháng ở nước bạn để chia sẻ lại với các bạn sinh viên. Sa nghĩ rằng, nếu được định hướng đúng, sinh viên Việt Nam sẽ không thua bất cứ ai.

Mình là một sản phẩm của giáo dục Việt Nam và mình thấy rằng mình không hề kém cạnh các sinh viên nước ngoài”, Sa nói.

Cô nói mình không phải người giỏi giang xuất chúng nhưng bằng 1 trái tim tràn đầy nhiệt huyết, Sa tin mình có thể giúp ích được nhiều bạn trẻ trên cương vị là người dẫn đường ở bục giảng Đại học.

“Mình hy vọng, với cách tiếp cận tri thức mở, tự do bộc lộ chính kiến cá nhân, các bạn sinh viên sẽ tự tin hơn, yêu thích việc học hơn. Từ đó các bạn có thể phát triển hết năng lực bản thân của mình”.

Chuẩn bị 3 tiếng chỉ để đứng lớp 1 tiết và lên lớp chỉ để cùng học với sinh viên

Bước chân vào nghề làm giảng viên, dù được dạy đúng với chuyên ngành đã học nhưng cô giảng viên vẫn luôn run rẩy và luôn phải tự cố trấn an mình trước giờ lên bục giảng.

Những lúc thấy run, mình thường tự nhủ rằng đã chuẩn bị bài giảng 3 tiếng trước khi dạy 1 tiết. Tuy nhiên, mình hiểu rằng, kiến thức không bao giờ là đủ, thế nên dù mình có chuẩn bị kĩ ra sao thì vẫn có thể sẽ bị thiếu sót. Thế nên, đôi khi cách trấn an này cũng không có hiệu quả”.

Thiên Sa chụp cùng đội ngũ giảng viên khoa tiếng Đức.

Để bước qua nỗi sợ hãi, Sa đã chọn cách thay đổi phương pháp dạy. Không muốn tồn tại khoảng cách giữa người dạy - người học, Sa chọn cách làm bạn với sinh viên. “Các bạn có thể thoải mái đặt câu hỏi, nếu mình không biết, mình và các bạn sẽ cùng nhau tìm câu trả lời. Trong mỗi tiết mình đứng lớp, không có giảng viên, sinh viên, chỉ có bạn bè chia sẻ kiến thức cùng nhau”, Sa nói

Với cách dạy không dấu dốt, không sợ sinh viên cười chê mà Thiên Sa ngày càng tự tin hơn với việc đứng lớp của mình.

“Có lẽ quyết định đi thật xa để trở về là lựa chọn đúng đắn nhất của mình. Được sống ở quê hương, giúp đỡ những bạn sinh viên khác cùng học tốt lên là điều khiến mình hạnh phúc nhất”, nữ giảng viên tâm sự.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Trân Trân

Được quan tâm

Tin mới nhất