Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao học đường

Chuyện đỗ - trượt ĐH và chia sẻ từ 'Chị Kính Hồng' từng bỏ ĐH Y theo đuổi ngành Kinh tế rồi lại làm việc trong lĩnh vực Truyền thông

Nhật Minh - CTV Theo dõi Saostar trên google news

Thấu hiểu tâm lý của các thí sinh sau khi hoàn thành xong kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020 cũng như là chuyện đỗ, trượt đại học, “Chị Kính Hồng” của VTV năm nào mới đây đã có những chia sẻ về những điều kể trên.

Một quãng thời gian sau khi kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia đợt 1 và đợt 2 diễn ra, nhiều trường đại học, cao đẳng, học viện trên cả nước mới đây đã chính thức công bố điểm chuẩn đầu vào các ngành mà mình đào tạo. Bên cạnh niềm vui đỗ vào nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 thì cũng còn đó nhiều sĩ tử không may mắn, trượt vào các trường mà mình đã yêu thích cũng như là đăng ký. 

Và cũng bởi đặt quá nhiều kỳ vọng vào kỳ thi năm nay mà nhiều sĩ tử sau khi biết kết quả đã không chấp nhận được sự thật, trầm cảm, hoang mang để rồi từ đó dẫn đến những sự việc đáng tiếc. Thấu hiểu được điều này, “Chị Kính Hồng” – Nữ MC của VTV năm nào trong chương trình Chúc bé ngủ ngon đã có những chia sẻ về bản thân mình cũng như là gửi những lời động viên, khích lệ đến các cô cậu học trò.

Chuyện đỗ - trượt ĐH và chia sẻ từ 'Chị Kính Hồng' từng bỏ ĐH Y theo đuổi ngành Kinh tế rồi lại làm việc trong lĩnh vực Truyền thông Ảnh 1
"Chị Kính Hồng" đã trở thành một phần tuổi thơ của rất nhiều bạn trẻ

“Chị Kính Hồng” là một trong những nhân vật gây ấn tượng với tuổi thơ của rất nhiều bạn trẻ 9X khi từng đảm nhận vị trí dẫn dắt chương trình Chúc bé ngủ ngon, ký ức không bao giờ quên của rất nhiều người. Không những thế, “Chị Kính Hồng còn được biết đến với cương vị là chị gái của nữ ca sĩ Hoà Minzy.

Nguyên văn bài chia sẻ của "Chị Kính Hồng" trên trang facebook cá nhân như sau:

“Trong hình là gương mặt nữ nhân nào đây: Học sinh tiêu biểu Nguyễn Thị Hằng, cả cuộc đời trường Chuyên lớp chọn, học chuyên Sinh 6, 7 năm, HSG Quốc gia môn Sinh học. Thi đại học được tuyển thẳng Đại học Y Hà Nội nhưng vẫn thi đỗ thẳng cánh cò bay Y Đa khoa, Đại học Y Hà Nội và Kế toán - Kiểm toán Học viện Ngân Hàng.

 Bạn ấy đã lựa chọn từ bỏ trở thành sinh viên Y khoa - giấc mơ của bao người, một bác sĩ tương lai, để theo học khối ngành Kinh tế. Và rồi sau khi ra trường, bạn ấy lại đang làm trong lĩnh vực Truyền thông - Quan hệ công chúng. Vậy là chuyên môn đào tạo Đại học không liên quan gì đến sự nghiệp bạn ấy đang theo đuổi hiện tại. Và vấn đề chúng ta cần bàn ở đây là gì?

Mấy nay có kết quả thi Đại học của các bạn 2K2, bỗng nhớ lại mình 10 năm về trước. Sau một thập kỷ, thi Đại học giờ khác nhiều, nhưng kết quả thì vẫn chỉ có 2: trượt hoặc đỗ. Trượt thì ai chả buồn, đỗ thì cũng vui đấy nhưng niềm vui nỗi buồn này không nên kéo dài các em nha.

Chuyện đỗ - trượt ĐH và chia sẻ từ 'Chị Kính Hồng' từng bỏ ĐH Y theo đuổi ngành Kinh tế rồi lại làm việc trong lĩnh vực Truyền thông Ảnh 2
Chuyện đỗ - trượt ĐH và chia sẻ từ 'Chị Kính Hồng' từng bỏ ĐH Y theo đuổi ngành Kinh tế rồi lại làm việc trong lĩnh vực Truyền thông Ảnh 3

Với các bạn trượt, hãy suy nghĩ rằng có thể bạn vừa bỏ qua con đường mà chưa chắc đã là chân ái của đời mình, dành 4-6 năm theo đuổi nhưng không nhiều người dùng đến nó sau này (việc làm trái ngành trái nghề sau tốt nghiệp là rất phổ biến). Nếu theo học chuyên ngành mình không phù hợp, công việc đó trong tương lai không phải là điều bạn mong muốn, thì học Đại học (theo mình) là một sự lãng phí nguồn lực (thời gian, tiền bạc công sức của cá nhân, gia đình, nhà trường và xã hội). 

Chỉ khi có nội lực (niềm yêu thích và đam mê, sự tự giác) mới có thể giúp bạn vượt qua khó khăn, mong muốn khẳng định mình, không sống 'trung bình'. Không có nội lực, ta thụt lùi và sống vật vờ qua ngày, loay hoay không biết mình sẽ là ai!

Với các bạn đỗ, Đại học là con đường khá bằng phẳng, có lộ trình và nhiều sự hỗ trợ để bạn có thời gian trưởng thành. Đại học không chỉ cho bạn kiến thức chuyên môn, mà còn cho bạn các mối quan hệ bạn bè, đội nhóm, những trải nghiệm về kỹ năng, những cơ hội va vấp được 'thử và sai'. 

Bạn sẽ có thời gian để khám phá năng lực bản thân, rèn luyện những kỹ năng sống còn thiếu, bên cạnh thời gian trên giảng đường (Đại học yêu cầu khả năng tự nghiên cứu từ người học, chứ không theo sau để giục giã ép buộc bạn học). 

Tuy nhiên đừng có suy nghĩ rằng mình 'thoát' kiếp học hành rồi, giờ lên Đại học thì tự do, xõa thôi. Điều này cực kỳ nguy hiểm và mình thấy các anh chị đi trước nên có trách nhiệm khi trò chuyện và tư vấn cho các em khóa sau, không nên gieo vào đầu các em những suy nghĩ tự thỏa mãn như vậy. 

Nhiều thủ khoa, á khoa đầu vào nhưng lại trầy trật đầu ra, thậm chí bỏ học giữa chừng vì mất phương hướng. Bạn hãy nhớ, bạn học càng ít, mai sau bạn bị 'hành' càng nhiều. Hãy hiểu khái niệm 'học' rộng hơn khi mình trên 18 tuổi!

Chuyện đỗ - trượt ĐH và chia sẻ từ 'Chị Kính Hồng' từng bỏ ĐH Y theo đuổi ngành Kinh tế rồi lại làm việc trong lĩnh vực Truyền thông Ảnh 4

Hằng thấy rằng trên thực tế, quãng thời gian học Đại học lại là khoảng thời gian của rất nhiều người đi tìm chính mình, (mình là 1 người như vậy) điều mà đáng ra cần được nhận thức sớm hơn từ cấp phổ thông chẳng hạn.

 Nhưng câu chuyện này sẽ dần thay đổi khi các phụ huynh trẻ tôn trọng con từ nhỏ, đầu tư giáo dục sớm, để con trẻ tự lập trong suy nghĩ, đủ năng lực để tự khám phá thế giới của riêng mình. 

Thế hệ sau sẽ tự tin hơn, mạnh dạn hơn, tự mở ra cho mình nhiều lối đi hơn thay vì một cánh cổng Đại học duy nhất. Đào tạo nghề sẽ là xu hướng phát triển trong thời gian tới khi xử lý được vấn nạn thừa thầy, thiếu thợ, đào tạo nên nguồn lao động chất lượng, biết việc, biết làm ngay sau khi ra trường”.

Qua chia sẻ của “Chị Kính Hồng” thì có thể nhận thấy được rằng, Đại học không phải là con đường duy nhất để đi đến thành công, và việc học Đại học đối với “Chị Kính Hồng” cũng không liên quan gì mấy trên con đường sự nghiệp của chị gái Hòa Minzy. 

Từ việc quyết định không chọn ĐH Y Hà Nội để theo đuổi khối ngành Kinh tế, rồi sau đó lại làm việc trong lĩnh vực Truyền thông - Quan hệ công chúng, tất cả những điều kể trên đã cho thấy rằng, việc không đi theo con đường Đại học đôi khi chỉ là việc chúng ta “bỏ qua con đường mà chưa chắc đã là chân ái của đời mình” mà thôi!

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Nhật Minh - CTV

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giới trẻ nghĩ gì về Yamaha Janus hoàn toàn mới, nâng cấp có xứng đáng?
Lee Hooyeon kể trải nghiệm thú vị khi cùng Wukong hẹn hò tại New World Phu Quoc