Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao học đường

Chuyện cao 1,5m mới được dự tuyển ngành Sư phạm chưa lắng xuống, dân mạng lại dậy sóng vì nữ sinh 1,4m không được cấp bằng tốt nghiệp

Yến Nguyễn (Tổng hợp) Theo dõi Saostar trên google news

Mạng xã hội Trung Quốc từng xôn xao vụ việc nữ sinh họ Lý, sinh viên năm cuối ngành Tiếng Anh tại ĐH Sư phạm Thiểm Tây, Trung Quốc, không được cấp bằng sư phạm do không đủ chiều cao. Sự phân biệt đối xử với cô sinh viên cao 1,4 m khiến nhiều người cảm thấy bất bình.

Mới đây, ĐH Sư phạm TP.HCM gây tranh cãi dữ dội khi đưa chiều cao vào tiêu chí tuyển sinh ngành Sư phạm. Theo đó, nhà trường quy định, thí sinh đăng ký ngành sư phạm, nam phải cao từ 1m55, nữ từ 1m50 trở lên. Riêng ngành giáo dục thể chất, nam phải cao từ 1m65 và nặng 50 kg trở lên, nữ phải đạt tối thiểu 1m55, nặng 45 kg trở lên.

Tuy nhiên, đến sáng ngày 14/2, Đại diện phía trường ĐH Sư phạm TP.HCM cho biết đã bỏ tiêu chuẩn cao 1,5m mới được dự tuyển ngành đào tạo giáo viên ra khỏi đề án tuyển sinh năm 2019. Cụ thể, tiêu chí nam cao 1,55 m trở lên; nữ cao 1,50 m trở lên như công bố trước đó đã không còn. Tuy nhiên, đối với ngành giáo dục thể chất, ĐH Sư phạm TP.HCM vẫn tiếp tục giữ nguyên điều kiện nam cao 1,65m, nặng 50 kg trở lên; nữ cao 1,55m, nặng 45 kg trở lên.

Trên thực tế, trường hợp lấy chiều cao của sinh viên để áp dụng cho các tiêu chí tuyển sinh ở trường Đại học không phải là hiếm. Trước đó, mạng xã hội Trung Quốc cũng từng xôn xao vụ việc nữ sinh họ Lý, sinh viên năm cuối ngành Tiếng Anh tại ĐH Sư phạm Thiểm Tây, Trung Quốc, không được cấp bằng sư phạm do không đủ chiều cao. Sự phân biệt đối xử với cô sinh viên cao 1,4 m khiến nhiều người cảm thấy bất bình.

Trong lúc tiêu chuẩn chiều cao với giáo viên còn đang gây tranh cãi, câu chuyện này bất ngờ được nhiều cư dân mạng Việt chia sẻ lại với thái độ đầy phẫn nộ.

Theo Zing thông tin, tháng 7/2018, Cnwest đưa tin, năm 2014, nữ sinh họ Lý trúng tuyển vào trường theo diện được chính phủ trợ cấp. Điều này đồng nghĩa cô không phải đóng học phí. Đổi lại, Lý phải công tác tại địa phương tối thiểu 6 năm sau khi tốt nghiệp.

Dù đã hoàn thành chương trình học, nhưng nữ sinh viên vẫn không được cấp bằng do vấn đề chiều cao.

Điều đáng nói, từ năm 2009, Sở Giáo dục tỉnh Thiểm Tây quy định giáo viên nữ phải cao tối thiểu 1,5 m trong khi giáo viên nam phải cao từ 1,55 m trở lên.

Tuy nhiên, khi tuyển sinh, ĐH Sư phạm Thiểm Tây không thông báo đến sinh viên. Lý vẫn trúng tuyển và theo học 4 năm. Chỉ đến khi khám sức khỏe để cấp bằng tốt nghiệp, cô mới được cho biết không đủ điều kiện về chiều cao để trở thành giáo viên.

“Lẽ ra, trường nên thông báo từ cách đây 4 năm, khi tôi nhận thông báo trúng tuyển. Giờ đây, 4 năm học của tôi trở thành vô nghĩa. Tôi cũng vi phạm cam kết nếu không thể lấy được bằng sư phạm”, Lý bức xúc.

Từ phía nhà trường, đại diện ĐH Sư phạm Thiểm Tây cho biết họ chỉ làm đúng theo quy định chung, chối bỏ trách nhiệm vì họ “không phải người đưa ra luật lệ”.

Quy định về chiều cao khi tuyển sinh giáo viên đang gây nhiều tranh cãi. Ảnh minh họa.

Cũng theo thông tin trên Dân Trí, không riêng gì tỉnh Thiểm Tây, nhiều địa phương ở Trung Quốc khác cũng đang áp dụng quy định ngược đời này trong việc công nhận tốt nghiệp sư phạm. Chính vì vậy, câu chuyện của cô sinh viên Li đã nhận được sự cảm thông của hàng ngàn người dùng trang mạng xã hội Trung Quốc và lên án quy định này.

Phần đông phía dư luận cho rằng “đạo đức và năng lực” mới là điều kiện cần đối với một giáo viên. Một số người dân cũng kịch liệt phản đối bình luận rằng “Đây không phải là một cuộc thi sắc đẹp”; “Không ai sinh ra muốn trở thành người lùn cả. Vì thế, mà họ không có quyền con người sao?”…

Đại đa số người dân đều nói giáo viên nên được lựa chọn dựa trên khả năng và chất lượng của họ; đừng đưa những quy định về chiều cao ra để lựa chọn, nó chẳng khác nào là “phân biệt đối xử” đối với những người thấp và những người mắc bệnh người lùn…

Trước những chỉ trích mạnh mẽ của xã hội, một số tỉnh như Tứ Xuyên, Giang Tây, Quảng Tây đã gỡ bỏ quy định và đề nghị “Bộ Giáo dục nên xem xét lại quy định này”.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Yến Nguyễn (Tổng hợp)

Được quan tâm

Tin mới nhất
Quỳnh Kool cưới?