Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao học đường

Cần phải học những dạng đề nghị luận văn học nào để tránh bị lệch tủ trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018

Theo Trí Thức Trẻ Theo dõi Saostar trên google news

Giai đoạn nước rút cho kỳ thi THPT Quốc gia 2018 này, bạn sẽ không phải ôn môn Văn một cách tràn lan vì những dạng đề dưới đây sẽ giúp bạn tóm tắt kiến thức một cách tổng hợp nhất.

Kì thi THPT Quốc gia 2018 đang đến gần, teen 2000 vẫn còn đang băn khoăn liệu đề thi nghị luận văn học năm nay sẽ như thế nào? Năm nay sẽ vào bài gì và nên ôn như thế nào cho hiệu quả.

Ảnh: Thu Trang

Đề Ngữ văn sẽ không đơn thuần yêu cầu kiến thức tác phẩm mà có thể sẽ có phần liên hệ giữa tác phẩm này với tác phẩm khác. Bởi vậy, các bạn cần luyện những dạng đề kết hợp giữa hai tác phẩm để không bị “tủ đè” khi vào phòng thi. Dưới đây là một số dạng đề cho các bạn tham khảo.

1. Phân tích hành động Mị cởi trói cho A Phủ và tự giải thoát mình trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” - Tô Hoài. Từ đó liên hệ với hành động Chí Phèo đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu cuộc đời mình trong tác phẩm “Chí Phèo” - Nam Cao để thấy được số phận của người nông dân trong văn học thời kì trước và sau Cách mạng.

2. Phân tích ý nghĩa của kết thúc truyện ngắn “Vợ nhặt” - Kim Lân (Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr32). Từ đó liên hệ với cách kết thúc của truyện ngắn “Chí Phèo” - Nam Cao (Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr155) để thấy được chiều sâu trong tinh thần nhân đạo của mỗi nhà văn khi viết về đề tài người nông dân.

3. Cảm nhận về sự hồi sinh của tâm hồn Mị trong đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016). Từ đó liên hệ đến sự hồi sinh của Chí Phèo vào buổi sáng hôm sau khi gặp Thị Nở (Chí Phèo - Nam Cao Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) để thấy được ngòi bút nhân đạo sâu sắc của mỗi nhà văn.

4. Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” - Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập 2, NXB GD. Từ đó, hãy so sánh với tư tưởng nhân đạo của nhà văn Nam Cao thể hiện qua tác phẩm “Chí Phèo” để thấy nét mới trong tư tưởng nhân đạo của nhà văn Tô Hoài.

5. Cảm nhận đoạn thơ sau trong bài thơ “Việt Bắc” của nhà thơ Tố Hữu:

“Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn?

- Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân ly.

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”

(Trích Việt Bắc - Tố Hữu, SGK Ngữ văn 12 tập 1, NXB Văn học, Hà Nội, 1962)

Hãy so sánh tình cảm cách mạng trong đoạn thơ trên với đoạn thơ sau trong bài thơ Từ ấy:

“Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm cù bất cù bơ.”

(Từ ấy - Tố Hữu)

6. Cảm nhận về vẻ đẹp của người lính Tây Tiến trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng. Từ đó liên hệ với vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong bài “Chiều tối” của Hồ Chí Minh.

7. Cảm nhận về diễn biến của nhân vật Tràng (Truyện ngắn Vợ nhặt - Kim Lân)? Từ đó liên hệ với tâm trạng của nhân vật Chí Phèo từ khi được Thị Nở chăm sóc (Truyện ngắn Chí Phèo - Nam Cao) để thấy được chiều sâu nhân đạo của hai nhà văn.

8. “Không biết cắt nghĩa sao nhưng tôi cho rằng ngay trong văn xuôi cần phải đượm hồn thơ, có như thế văn xuôi mới trong sáng cất cao.”(Tô Hoài - Sổ tay văn học). Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua việc phân tích đoạn văn miêu tả diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài).

Từ đó liên hệ với đoạn văn sau để chỉ ra điểm giống và khác nhau:

“Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.

Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị: Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.” (Hai đứa trẻ - Thạch Lam)

9. Cảm nhận đoạn văn viết về sông Hương từ khi gặp thành phố Huế đến khi rời khỏi kinh thành (Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, tập 1, NXb Giáo dục Việt Nam, 2016). Từ đó, anh/chị hãy liên hệ với hai khổ thơ đầu (Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) để thấy được điểm thống nhất và riêng biệt của các tác giả khi viết về xứ Huế.

Ảnh: Thu Trang

Các dạng dề như trên sẽ đáp ứng được yêu cầu phân hoá thí sinh của kì thi hai trong một này. Do vậy, các bạn hãy lập dàn ý và luyện các dạng đề phân tích kép như trên để có một kiến thức và kĩ năng phân tích tốt nhất chiến đấu cho kì thi quan trọng sắp tới.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Theo Trí Thức Trẻ

Được quan tâm

Tin mới nhất