Bởi lẽ, đây là bức ảnh chụp hồi bé của 2 anh em Phan Minh Đức và Phan Thị Phương Thảo cùng tham gia chương trình Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 10 và năm thứ 13.
Một chi tiết khá thú vị khiến nhiều người phải chú ý đó là trong bức ảnh này, 2 anh em Minh Đức và Phương Thảo cùng mặc chiếc áo ghi chữ "take time to make history" (tạm dịch: dành thời gian để kiến tạo lịch sử).
Và quả thực, 2 anh em Phan Minh Đức và Phan Thị Phương Thảo đã lưu dấu ấn của mình tại Đường lên đỉnh Olympia - một sân chơi trí tuệ hàng đầu hiện nay.
Theo đó, Phan Minh Đức tham gia vào Chung kết Đường Lên Đỉnh Olympia năm thứ 10. Minh Đức đã vượt qua 3 nhà leo núi còn lại để vươn lên vị trí vô địch của cuộc thi năm đó.
Về phía Phương Thảo, cô bạn tham gia kỳ thi Đường Lên Đỉnh Olympia năm thứ 13 và lọt vào vòng thi Tháng. Dù không tiếp nối được thành tích của anh trai, nhưng hành trình leo núi của Phương Thảo vẫn gây ấn tượng với khán giả.
Thông tin thêm về quán quân Phan Minh Đức: Anh sinh năm 1992, từng theo học tại THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. Anh là quán quân “Đường lên đỉnh Olympia” năm thứ 10.
Sau khi tốt nghiệp THPT, Phan Minh Đức theo học tại Đại học Kỹ thuật Swinburne (Úc), ngành Tài chính kế toán và tốt nghiệp với tấm bằng loại xuất sắc.
Năm 2018, Minh Đức được chuyển thẳng lên học tiến sĩ ngành Kinh tế năng lượng tại ĐH Kỹ thuật Swinburne, Australia. Thời gian này, anh cũng tham gia giảng dạy môn Nguyên lý kinh tế.
Tháng 3/2021, Minh Đức quyết định từ bỏ việc học tiến sĩ và chuyển sang học thạc sĩ ngành Hệ thống thông tin doanh nghiệp, định hướng chuyển đổi số.
Năm 2024, anh về nước và trở thành Trưởng bộ phận học thuật Trung tâm Edison, chuyên phụ trách các lĩnh vực định hướng học tập và nghề nghiệp.
Thông tin trên báo Lao Động, Phan Minh Đức chia sẻ về lý do quay trở về Việt Nam vì anh cho rằng, hiện nay thế giới đang bước vào nền kinh tế tri thức, việc đóng vai trò quan trọng trong đời sống.
Anh muốn làm một điều gì đó để thắp lửa tình yêu học tập tới các bạn trẻ quê hương: “Tôi từng du học tại Úc, do đó tôi có thể so sánh những điểm khác biệt trong giáo dục giữa hai quốc gia. Tôi muốn học sinh Việt Nam cũng có thể tiếp cận được với những điểm mới mà tôi đã từng học”.