Ai trong đời cũng từng trải qua thời học sinh, sau đó là sinh viên. Mỗi thời mỗi khác, và thường thì khi làm học sinh, chúng ta rất mong được lớn nhanh, ra trường nhanh để bước vào cánh cổng Đại học. Nhưng đến khi làm sinh viên rồi, thì rất nhiều người lại mong mỏi được quay trở lại làm học sinh...
Đó chỉ là một trong số những khác biệt điển hình giữa Học sinh và sinh viên. Còn rất nhiều thứ khác, như Thi cử, Điểm số… mà chỉ có trải qua cả hai rồi, bạn mới hiểu được.
Hãy đến với bộ tranh Sự khác nhau kinh điển giữa học sinh và sinh viên dưới đây.
Lên Đại học, khối lượng bài vở có thể nói là ít hơn. Sinh viên cũng bận rộn với việc làm thêm, hoạt động ngoại khoá… nên toàn canh trước ngày thi 1-2 ngày mới chịu ôn. Thế mà vẫn qua môn mới tài.
Thời học sinh, mỗi môn một cuốn tập là ít nhất. Đến thời sinh viên, có khi 1 cuốn viết 4 năm chưa hết. Chỉ bởi vì cách học ở mỗi thời mỗi khác.
Với khối lượng bài vở, học sinh phải đi học thêm, ôn buổi tối ở nhà. Còn với sinh viên, chỉ cần nghe giảng đầy đủ, biết làm bài tập nhóm, biết ứng dụng bài vở vào thực tế… là có thể dễ dàng thi qua môn
Là sinh viên, bạn sẽ thấy quý điểm 5 lắm lắm bởi điểm 5 chính là tấm thẻ để bạn thi qua môn.
Tài liệu của sinh viên cũng khá nhiều đấy, nhưng đã nói ở trên, chỉ cần nghe giảng đầy đủ thì có thể không cần mang theo tài liệu vẫn hiểu được.
Sinh viên mà để quên điện thoại ở nhà là một cơn ác mộng!
Về điểm này thì học sinh sướng hơn nhiều lắm. Tiền bạc chỉ cần đủ ăn vặt căn tin là vui rồi. Nhưng với sinh viên thì sao? 100 thứ đang chờ để chi tiền
Thi rớt không chỉ ảnh hưởng đến thành tích, mà còn ảnh hưởng đến… túi tiền. Nên nếu là sinh viên, thì nhất định không thể để rớt môn được!
Với hình thức học tín chỉ như hiện nay, sinh viên không cần gặp GVCN thường xuyên, thậm chí kể cả lớp trưởng. Nhưng học sinh thì khác - có người phải gặp GVCN tất cả những ngày trong tuần.
Đây có phải là lý do vì sao học sinh thường mong chờ được trở thành sinh viên?
Áp lực điểm số với học sinh thật sự rất khủng khiếp. Nhưng với sinh viên thì sao? Chỉ cần ra trường là được…
Nhìn ảnh này, liệu học sinh có còn ước ao trở thành sinh viên nữa không đây?
Trong bối cảnh nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều cần đến những người “giữ hồn” thương hiệu, giúp tên tuổi của thương hiệu đứng vững trong lòng đối tác, khách hàng.