Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao học đường

Bài toán tưởng dễ dàng nhưng lại vô cùng 'hóc búa': Số liệu một đằng, câu hỏi lại một nẻo!

Tưởng chừng như đây chỉ là một bài toán tiểu học thông thường, tuy vậy sau khi đọc xong đến từ cuối cùng thì nhiều người mới không khỏi ngã ngửa…

Môn toán luôn được xem là một trong những môn học vô cùng quan trọng, giúp ích rất nhiều cho con người trong mọi hoạt động thường ngày. Chính vì thế nên ngay từ cấp nhỏ nhất, các bạn nhỏ đã được làm quen dần với những con số, bài toán đơn giản,… Tuy vậy, không phải lúc nào toán ở cấp tiểu học cũng dễ dàng như nhiều người tưởng tượng, trường hợp dưới đây là một ví dụ.

Theo đó mới đây, các phụ huynh cũng như là cư dân mạng đã không khỏi bất ngờ trước bài toán “bá đạo” được cho là của học sinh tiểu học. Mới nhìn vào, nhiều người nhận xét rằng bài toán này tương đối dễ, chỉ thông qua 2 - 3 bước là có thể đưa ra được đáp số, tuy vậy nếu chú ý kỹ, nhiều người sẽ giật mình trước yêu cầu đề bài.

Bài toán tưởng dễ dàng nhưng lại vô cùng 'hóc búa': Số liệu một đằng, câu hỏi lại một nẻo! Ảnh 1
Nội dung của bài toán đang "gây sốt" trên mạng xã hội

Cụ thể nguyên văn bài toán này như sau: “Một cửa hàng xăng dầu buổi sáng bán được 2518l dầu, buổi chiều bán được nhiều hơn buổi sáng 238l dầu. Hỏi cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu lít xăng?”.

Nếu không đọc kỹ đề bài, nhiều người chắc chắn sẽ cho rằng bài toán vô cùng dễ, tuy nhiên một điều vô lý rằng, số liệu của đề bài cung cấp là lít dầu, nhưng yêu cầu cuối cùng để học sinh phải tìm lại là số lít xăng bán được. 

Nhiều cô cậu học sinh sau khi xem qua bài toán này có lẽ cũng không biết phải giải làm sao cho hợp lý khi số liệu cho một đằng, còn câu hỏi lại là một nẻo khác. Ngay sau khi được đăng tải, bài toán này đã thu hút sự quan tâm từ phía cư dân mạng. Một số người cho rằng, có lẽ do gấp rút nên giáo viên ra đề có lẽ đã có đôi chút nhầm lẫn.

- “Chắc là do đánh máy nên nhầm lẫn đôi chút thôi”.

- “Kiểu này mà vào kiểm tra thì chắc học sinh đứng hình hết quá, chứ câu hỏi như thế thì các em cũng không biết làm sao”.

- “Xăng dầu là hai loại hoàn toàn khác nhau, giáo viên nên ra đề một cách chính xác trước khi muốn đặt câu hỏi cho học sinh”.

Cũng trong ít ngày gần đây, một bà mẹ có con đang học lớp 1 cũng đã chia sẻ hình ảnh bài vở của con mình lên mạng xã hội kèm theo lời than thở: “Các mẹ có câu trả lời cho câu 4 này không, chứ mình chịu rồi. Cái này là kiến thức xác suất thống kê mà, đố học sinh lớp 1 nào giải được”. 

Cụ thể bà mẹ này cho rằng, dạng bài tập này đáng lý ra là dành cho học sinh THPT nhưng không hiểu sao lại xuất hiện trong bài tập môn toán của học sinh lớp 1. Nội dung mà bài toán đưa ra sau đó cũng khiến nhiều người dùng dễ dàng lầm tưởng. 

Bài toán tưởng dễ dàng nhưng lại vô cùng 'hóc búa': Số liệu một đằng, câu hỏi lại một nẻo! Ảnh 2
Bài toán lớp 1 được cho là có liên quan đến xác suất thống kê khiến nhiều phụ huynh "dậy sóng"

Nguyên văn câu hỏi đặt ra trong bài tập này là: “Trong túi vải có 3 viên bi xanh và 1 viên bi đỏ. Không nhìn vào túi, làm thế nào bốc 1 lần mà được 1 viên bi đỏ - 1 viên bi xanh”.

Nhiều phụ huynh học sinh sau khi xem qua dạng câu hỏi này đã thật sự “sốc” trước nội dung yêu cầu. Tuy nhiên một giáo viên sau đó cũng đã chia sẻ cách giải như sau: "Muốn bốc được bi xanh thì chỉ cần bốc 2 viên, còn muốn bốc được bi đỏ thì bốc 4 viên. Vì thực tế đề bài chỉ nêu bốc 1 lần mà không giới hạn số bi ta lấy trong lần bốc".

Người này cũng cho biết thêm, bài toán này là dạng bài xác định giới hạn, một trong những nền tảng cơ bản để tiếp cận xác suất. Có lẽ là bài toán này được lấy theo chương trình toán của bên Anh, Singapore hoặc Mỹ nhưng chưa có sự dẫn giải về lý thuyết phù hợp nên phụ huynh đọc vào thấy “hoảng”. Với độ khó của bài toán thì giáo viên này cũng tin chắc, 90% học sinh tiểu học sẽ khó lòng nào có thể giải được.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Nhật Minh

Được quan tâm

Tin mới nhất
Siêu mẫu Bình Minh tái xuất