Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao học đường

Bài toán 'mượn tiền bố mẹ đi mua áo' gây 'lú' cực gắt khiến dân mạng bàn luận rôm rả

Đọc xong đề bài toán, cư dân mạng đã nổ ra cuộc tranh cãi với rất nhiều đáp án kèm lời giải thích khác nhau được đưa ra.

Môn Toán quả thực không phải thế mạnh của nhiều người, chính vì vậy, môn học này từng là nỗi ám ảnh của rất nhiều cô cậu học trò. 

Thậm chí, đến khi qua rồi tuổi học trò, thỉnh thoảng bắt gặp một đề Toán nào đấy vẫn khiến chúng ta "toát mồ hôi hột". Bài toán sau đây là một điển hình:

 "A mượn mẹ 50K, mượn bố 50K, mua một chiếc áo hết 97K. Còn thừa 3K, A về trả mẹ 1K, trả bố 1K, giữ lại cho mình 1K. Nhưng khi tính lại A thấy nợ mẹ 49K, nợ bố 49K cộng 1K đang giữ tổng là 99K. Vậy hỏi 1K còn lại của A đi đâu?"

Được biết, bài toán trên hiện đang được chia sẻ rộng rãi trên các diễn đàn học sinh, sinh viên. Ngay lập tức, rất nhiều dân mạng cũng thi nhau đưa ra cách giải dưới phần bình luận. 

Một cư dân mạng đưa ra lời giải thích về bài toán trên như sau: "Phép tính vốn dĩ đã sai rồi, tính cái kiểu gì mà tiền thừa + tiền nợ = tiền ban đầu. Vậy mà có nhiều người vẫn lầm tưởng phép tính đó cho ra kết quả đúng. Nếu theo bài toán trên thì ta sẽ có: (50 - 1) + (50 - 1) + (kết quả sai). Bài này không có gì khó chỉ là chúng ta bị đánh lừa bởi 1 phép tính sai mà cho là đúng...".

Đáp án tham khảo ở bài toán này được đưa ra như sau:

1K không mất đi đâu, mà là do tính sai.

Ta có: 49K + là số tiền nợ, 1K là số tiền có, hai số tiền này không cùng đơn vị nên không cộng với nhau được. Vì A đang sở hữu 1K và một chiếc áo 97K nên A tổng cộng có 98k, bằng với số tiền nợ bố mẹ.

Trước đó, cư dân mạng cũng được dịp tranh cãi rôm rả về một bài toán lớp 1.

Theo đó, đề bài cho một ô vuông lớn với 9 ô vuông nhỏ bên trong. Yêu cầu: "Điền số thích hợp vào ô trống sao cho cộng các số theo hàng ngang, cột dọc, đường chéo được kết quả bằng 10".

Bài toán 'mượn tiền bố mẹ đi mua áo' gây 'lú' cực gắt khiến dân mạng bàn luận rôm rả Ảnh 1
Bài toán nhận được sự quan tâm cùng sự tranh cãi của dân mạng về đáp án. 

Bài toán tưởng đơn giản nhưng nhận nhiều tranh cãi, rất nhiều đáp án khác nhau được dân mạng đưa ra. 

Có thể thấy, bài toán này chỉ toàn phép cộng trong phạm vi 10 nhưng đã đánh đố được rất nhiều lượt xem. Hơn 10.000 bình luận tranh cãi, vẫn chưa ai nêu ra được những con số phù hợp.

- "Là đề mang tầm thi học sinh giỏi lớp 1 đó các bác. Nếu lớp 1 em mà gặp bài toán này, chắc xin bố mẹ cho nghỉ học luôn".

- "Mấy bạn bảo bộ 2-3-5, 4-4-2 với 3-3-4 gì đó viết ra giấy hộ em ngang, dọc, chéo tổng bằng bao nhiêu cái. Toàn bảo tìm ra đáp án rồi mà loay hoay gần 1 tiếng vẫn chưa ra kết quả".

"Bài này đừng nghĩ cao siêu. Chung quy thì đề chỉ hỏi là điền số sao cho tổng bằng 10 thôi. Chứ đáp án ở trên nếu tính hàng chéo thì sẽ có hàng chéo 2 ô thôi. Vậy 10/3+10/3 đâu bằng 10 được. Đáp án theo mình là 9 ô số 1 và 1 ô còn lại bất kỳ là số 2", dân mạng đua nhau để lại bình luận xoay quanh bài toán này. 

Bên cạnh đó, có một bài giải khá hợp lý đưa ra như sau:

Cụ thể, kết quả bài toán này là vô nghiệm. Tuy nhiên, cách tìm ra đáp án phải sử dụng đến kiến thức cấp 3.

Bài toán 'mượn tiền bố mẹ đi mua áo' gây 'lú' cực gắt khiến dân mạng bàn luận rôm rả Ảnh 2

Cụ thể, lần lượt điền các ô là a, b, c, d, e, f, m, l, n (với các số tự nhiên có giá trị từ 0 đến 10). 

Ta được 8 phương trình như sau:

a + b + c = 10 (1)

d + e + f = 10 (2)

m + n + l = 10 (3)

a + d + m = 10 (4)

b + e + n = 10 (5)

c + f + l = 10 (6)

a + e + l = 10 (7)

c + e + m = 10 (8)

Từ phương trình (2), (5), (7), (8) suy ra: d + f = b + n = a + l = c + m

Lấy phương trình (1) cộng phương trình (3) ta được:

20 = a + b + c + m + n + l = (a + l) + (b + n) + (c + m) = 3 x (b+n) 

=> b + n = 20/3 

Thay vào phương trình (5) ta được: e = 10/3

Như vậy, trong mọi trường hợp thì số chính giữa hình vuông luôn bằng 10/3. Nên đáp số bài Toán này là vô nghiệm.

Còn bạn, đáp án là gì? 

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Phương Linh

Được quan tâm

Tin mới nhất
Tín hiệu vui của Hoài Linh
Ngọc Trinh đã trưởng thành?