Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

'Xã hội muốn phát triển, trò phải giỏi hơn thầy'

Nguyễn Thuý Hạnh Theo dõi Saostar trên google news

Hôm nay, học sinh cả nước náo nức khai trường, chào đón năm học mới. Đằng sau sự hân hoan ấy, là kỳ vọng của cả xã hội vào thế hệ làm chủ đất nước trong tương lai này.

“Không thầy đố mày làm nên”! Câu nói ấy vẫn luôn đúng ở mọi giai đoạn phát triển xã hội. Người thầy luôn có một vai trò quan trọng trong việc tu dưỡng rèn luyện, hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách của mỗi lứa tuổi học sinh chúng ta. Trách nhiệm của nhà trường và giáo viên là thông qua giáo dục, đánh thức tiềm năng và khơi dậy nội lực cho học sinh giúp các em hoàn thiện bản thân ở tất cả các mặt.

Muốn xã hội phát triển thì học trò phải giỏi hơn thầy giáo. Muốn được như vậy, đội ngũ giáo viên phải sâu về kiến thức, liên tục cập nhật và thay đổi phương pháp giảng dạy để truyền cảm hứng mạnh mẽ cho học trò. Bởi, nếu chỉ yêu cầu sinh viên rập khuôn nội dung kiến thức từ sách giáo khoa và từ thầy giáo của mình, thì không đủ để phát triển khoa học hiện đại. Vì thế giữa thầy và trò cần có sự tự do tư tưởng, tự do cạnh tranh nhất là trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển khoa học.

Cả nước hân hoàn chào đón ngày khai giảng năm học mới.

Cả nước hân hoàn chào đón ngày khai giảng năm học mới.

Trò giỏi hơn thầy là niềm vui lớn nhất của người làm thầy ở các đội ngũ tiếp sau mình. Người thầy giỏi là người thầy biết đào tạo ra nhiều thế hệ học trò kế cận tài giỏi hơn mình. Thế hệ của các thầy trước đây do điều kiện cơ sở vật chất còn lạc hậu, thiếu thốn về nhiều mặt nên khả năng nghiên cứu và kết quả nghiên cứu còn hạn chế ở một giới hạn nhất định. Trong khi đó thế hệ học sinh hôm nay có mọi điều kiện đều thuận lợi hơn, từ nhu cầu dinh dưỡng trong sinh hoạt sống hàng ngày đến các điều kiện cơ sở vật chất của nhiều lĩnh vực khác đều phát triển sâu, rộng. Do vậy, học trò ngày nay giỏi hơn thầy là lẽ đương nhiên và trở thành quy luật tất yếu để cho một xã hội hiện đại phát triển.

Để trò giỏi hơn thầy vừa là trách nhiệm vừa là nhiệm vụ của những người làm nghề giáo. Muốn xã hội phát triển thì 2 công việc giảng dạy và nghiên cứu phải luôn song hành với nhau. Khi đề cập đến vấn đề này, GS Vật lý Pierre Darriulat đã thẳng thắn đưa ra quan điểm của mình về hiện trạng giáo dục ở Việt Nam. Đó là, chúng ta cần phải khuyến khích lối tư duy phê phán, hướng tới sự kết hợp hài hòa giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa nghiên cứu và giảng dạy. Đồng thời cần phải đấu tranh thường xuyên để chống lại những luận điệu áp đặt mang tính phi khoa học.

0509KhaiGiang1

GS Vật lý Pierre Darriulat đã có nhiều năm sinh sống và làm việc tại Việt Nam, chia sẻ về thực trạng giáo dục nước nhà.

Muốn dạy tốt, muốn trò giỏi hơn mình thì người thầy phải mẫu mực, có sức hút và phải hiểu cặn kẽ học trò. Không những thế người thầy còn phải đứng ở vị trí các em để hiểu tâm tư, nguyện vọng cũng như tâm lý của lứa tuổi, từ đó có phương pháp đúng đắn nhất để truyền tải cũng như khơi dậy sự đam mê sáng tạo cho học sinh của mình. Học phải đi đôi với hành, có thực hiện tốt được cái sự “hành” ấy thì những “lý luận” từ việc “học” mới thành công và được ứng dụng rộng rãi trong “thực tiễn”. Vì thế mà người ta gọi những người thầy là những “người truyền lửa”.

0509KhaiGiang4

Đã đến lúc giáo dục Việt Nam thực sự cần thay đổi tư duy, người thầy sẽ như những người truyền lửa cho thế hệ học trò của mình.

Kết quả của giáo dục chính là sự bao dung của con người. Mục tiêu của nó là đào tạo nên những thế hệ học trò thích nghi với điều kiện sống và phát triển xã hội khi “đủ lông, đủ cánh” bay vào cuộc sống rộng lớn. Trong một buổi trò chuyện về nội dung “dạy báo chí phải gắn liền với báo chí” thầy giáo Kim Ngọc Anh đã nói “dạy học là khơi gợi chứ không giáo điều”. Và ai đó đã rất thẳng thắn khi nhận định “giáo dục không phải là việc đổ đầy một thùng nước mà là thắp sáng nên một ngọn lửa”. Giáo dục cần phải thay đổi, đào tạo theo chiều sâu và phải thực sự được bắt đầu từ bậc mầm non, chứ không chỉ khi đến cấp trung học hay đại học mới quan tâm đầu tư.

Tôi cũng mượn câu nói của một vị giáo sư nổi tiếng trong dòng họ Nguyễn Lân để làm tựa đề cho bài viết này, với mong ước được tôn vinh những người thầy đáng kính của mình trước thềm năm học mới và hy vọng có thật nhiều các thế hệ học trò của thầy giỏi hơn thầy, có như vậy xã hội của chúng ta mới phát triển một cách nhanh và mạnh được.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Nguyễn Thuý Hạnh

Được quan tâm

Tin mới nhất
Lời cảnh báo của Duy Mạnh