Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Vụ phạt học trò 231 cái tát: 'Việc giáo viên cho cả lớp tát bạn vì nói tục chính là vết tát lại giáo dục’

Định Nguyễn Theo dõi Saostar trên google news

TS Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, việc cô giáo cho cả lớp tát nam sinh 231 cái vì nói tục khiến học sinh phải nhập viện là hành động đáng lên án, là vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức, nhân cách nhà giáo.

“Cô giáo đã vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nhà giáo”

Mới đây, dư luận xôn xao vụ việc cô giáo Nguyễn Thị Phương Thủy cho cả lớp tát một nam sinh 231 cái vì cho rằng em này nói tục. Sự việc kinh hoàng xảy ra tại trường THCS Duy Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình).

Sau khi chịu hình phạt này, nam sinh nhập viện trong tình trạng vùng má bị sưng tím, tổn thương phần mềm phía ngoài. Đặc biệt tâm lý bị ảnh hưởng. Quá phẫn nộ trước hành động phi giáo dục của nữ giáo viên, cư dân mạng đã tìm địa chỉ trang Facebook cá nhân của cô giáo này. Tuy nhiên, Facebook được cho là của nữ giáo viên này hiện đang để chế độ hạn chế người xem.

Nam sinh phải nhập viện sau khi bị cô và các bạn trong lớp tát 231 cái.

Ngoài sự phẫn nộ, nhiều người bộc lộ sự thất vọng về hành động của nữ giáo viên đồng thời thể hiện sự lo lắng cho sự an toàn của những đứa trẻ khác khi cắp sách đến trường.

Về vấn đề này, TS. Nguyễn Tùng Lâm (Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng - Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội) nêu rõ, đây là việc làm chúng ta không muốn có trong nhà trường.

“Phải nói rõ, đó là vết tát lại giáo dục, chúng ta đã tuyên truyền chống bạo lực học đường từ lâu không hiểu vi sao cô giáo vẫn có hình phạt với học sinh hết sức dã man như vậy. Cô giáo không những đánh trực tiếp mà còn bắt các học sinh cả lớp tát bạn.

TS Nguyễn Tùng Lâm lên án hành vi của giáo viên khi cho học sinh trong lớp tát học trò.

Các em học sinh không ai tưởng tượng ra sáng kiến này của cô giáo cả, nó vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nhà giáo, nhân cách nhà giáo, đặc biệt đã tuyên truyền nói rất nhiều nhưng cô vẫn ngang nhiên làm điều đó”, TS Nguyễn Tùng Lâm thẳng thắn chia sẻ.

TS Nguyễn Tùng Lâm cho hay, dù xảy ra ở tận Quảng Bình nhưng ông theo dõi qua báo chí nên nắm rất rõ trước diễn biến toàn bộ sự việc.

“Qua điều tra thấy cô đã hành xử với học sinh nhiều trường rồi chuyển về đây, nhiều lần rồi giờ mọi người mới có ý kiến. Các em học sinh bị ép buộc, vừa tát bạn vừa khóc. Việc bạo hành học trò trong ngành đã lên án từ rất lâu, không biết cô ấy có đọc báo nghe đài không mà vẫn vi phạm. Bên cạnh đó, sao nhà trường không xử lý khi nắm được thông tin mà đến khi phụ huynh đưa con đi bệnh viện nhà trường mới xử lý”, TS Nguyễn Tùng Lâm lên án gay gắt.

“Hạnh phúc của học sinh là khi đến trường, đó là mới là mục tiêu của nhà trường, sao lại chạy theo thành tích…”

Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội cho rằng, trong nhà trường để học sinh chịu trách nhiệm trước hành vi của mình thì giáo viên đưa ra các hinh thức kỷ luật nhưng hình thức nào cũng cần mục đích giáo dục học trò chứ không phải đày ải, xúc phạm học trò.

“Pháp luật ngăn cấm hành động đó của giáo viên trên, vừa có nghị định xử phạt hành chính, nếu như đối chiếu với luật thì cô bị phạt 10-30 triệu đồng. Về mặt pháp luật cô ấy sai về quyền bảo vệ trẻ em, cô cũng là giáo viên cô ấy phải biết, không tham gia bảo vệ mà đi đàn áp trẻ con là hành vi vi phạm pháp luật nặng. Ngoài ra còn vi phạm đạo đức nhà giáo.

Trường học nơi xảy ra sự việc.

Là người đứng trên bục giảng phải yêu thương, giúp đỡ học trò, không thể vì bức xúc thi đua mà đổ lên đầu trẻ, đặc biệt dùng hình phạt để bạn bè tát học trò, đó là đang gây hậu quả kép. Đây là việc gieo bạo lực trong học trò, sau này lớn lên nhân cách sẽ bị ảnh hưởng rồi sẽ hành xử theo cách bạo lực như mấy đối tượng đưa bạn ra sân bay ở Thanh Hoá.

Các đối tượng này chỉ vì yêu cầu nhân viên hàng không chụp ảnh chung, khi bị từ chối liền hành hung nữ nhân viên, đó là hành xử vô nhân đạo, không có văn hoá. Đó là nguồn gốc trong nhà trường không dạy dỗ đến nơi đến chốn. Đáng ra giáo viên là tấm gương phải tôn trọng học sinh thì lại làm ngược lại”, TS Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ.

Là một giáo viên công tác hàng chục năm trong ngành giáo dục, TS Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, học sinh cấp 2 đang phát triển về nhân cách, nhiều học sinh còn phá phách hơn nhiều.

Trong những trường hợp này, giáo viên có nhiều biện pháp giáo dục như nhắc nhở, bắt lấy nước xúc miệng đó là nhân văn, hay đi trực nhật, quét trường, thậm chí yêu cầu học sinh đứng trước lớp hứa không bao giờ tái phạm nữa… để các em thấy trách nhiệm, sai lầm của mình. Ông cho rằng, phải phân tích giáo dục học sinh, giáo dục chứ không phải trừng phạt.

“Đây không phải là vấn đề nan giải, không quá khó mà cô lại làm thế. Không những thế tôi đọc được thông tin nhà trường lại chạy theo thành tích, giấu nhẹm mọi chuyện. Khẩu hiệu của nhà trường chất lượng là danh dự, đây là chất lượng thi đua, phát triển trí thức, năng lực, phẩm chất của người học.

Hạnh phúc của học sinh là khi đến trường, đó là mới là mục tiêu của nhà trường, sao lại chạy theo thành tích, chạy theo thi đua, giấu đi những thiếu sót của mình. Tôi cho rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo phải nghiên cứu xóa nếp hiện nay cho các trường chạy theo thành tích, áp đặt học trò”, TS Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ thêm.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Định Nguyễn

Được quan tâm

Tin mới nhất