Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Vào thời ông bà bố mẹ chúng ta, ngày khai giảng trông sẽ như thế nào?

Ngày khai giảng có lẽ là dịp được nhiều học sinh chờ đợi nhất sau một mùa hè tạm rời xa bài vở, trường lớp. Các bậc phụ huynh, bên cạnh việc đưa con em đến trường thì có lẽ cũng bồi hồi, xúc động khi nhớ về kỷ niệm của một thời cắp sách của mình đã đi qua.

“Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường”. Những câu văn ấy lại có dịp gợi lên trong tâm trí chúng ta vào mỗi mùa tựu trường, gợi nhắc về khoảng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi người. Những câu văn được viết ra tròn 75 năm trước này có lẽ cũng đã đồng hành với biết bao nhiêu thế hệ học sinh mà bây giờ họ đã trở thành các bậc ông bà, cha mẹ trong gia đình với những đứa con đang ở tuổi nô nức đến trường hay đã thành đạt trong xã hội. Ắt hẳn không ít người từng một lần thắc mắc vào thời ông bà, cha mẹ chúng ta còn cắp sách đến trường, lễ khai giảng trông sẽ như thế nào? Hãy cùng nhìn lại những tấm ảnh dưới đây để khám phá điều đó nhé!

Một trường học dưới thời Pháp thuộc. Không có những buổi lễ khai giảng long trọng như bây giờ, thời đó, ngày tựu trường chỉ đơn thuần là lúc để các bậc cha mẹ đưa con mình đến nhập học.

Một trường học dưới thời Pháp thuộc. Không có những buổi lễ khai giảng long trọng như bây giờ, thời đó, ngày tựu trường chỉ đơn thuần là lúc để các bậc cha mẹ đưa con mình đến nhập học.

Các giáo viên của trường Đông Kinh Nghĩa thục trong ngày khai khóa năm 1907. Những lớp học của Đông kinh nghĩa thục được mở ra miễn phí với mong muốn cổ động những tư tưởng mới trong dân chúng lúc bấy giờ.

Các giáo viên của trường Đông Kinh Nghĩa thục trong ngày khai khóa năm 1907. Những lớp học của Đông kinh nghĩa thục được mở ra miễn phí với mong muốn cổ động những tư tưởng mới trong dân chúng lúc bấy giờ. Mặc dù chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, nhưng Đông Kinh Nghĩa thục đã tạo được tiếng vang lớn trong xã hội Việt Nam đương thời. Khi mà nền giáo dục còn đang chịu sự nắm giữ và chi phối của thực dân Pháp.

Lễ khai giảng trường Đại học Quốc gia Việt Nam, khóa đầu tiên dưới thời Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 13/11/1945. Trong ảnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lễ khai giảng của Đại học Quốc gia Việt nam vào năm 1945. Đây cũng là lễ khai giảng đầu tiên của nước Việt nam độc lập, có sự tham dự của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Học sinh miền Bắc trong lễ khai giảng vào những năm 70 của thế kỷ trước. Đây cũng là giai đoạn ác liệt nhất của chiến tranh. Trong hành trang đến trường, ngoài sách vở, học sinh còn có một vật dụng nữa là những chiếc mũ rơm chống đạn.

Học sinh miền Bắc trong lễ khai giảng vào những năm 70 của thế kỷ trước. Đây cũng là giai đoạn ác liệt nhất của chiến tranh. Trong hành trang đến trường, ngoài sách vở, học sinh còn có một vật dụng nữa là những chiếc mũ rơm chống đạn.

Đây là lễ khai giảng năm học mới của trường cấp II Dịch Vọng, Từ Liêm, Hà Nội niên khóa 1972 - 1973.

Đây là lễ khai giảng năm học mới của trường cấp II Dịch Vọng, Từ Liêm, Hà Nội niên khóa 1972 - 1973.

Hoc-sinh-thoi-chien-giaoduc

Học sinh tại một trường tiểu học miền Bắc rước ảnh Bác Hồ trong lễ khai giảng năm học mới. Giai đoạn này, mặc dù gặp nhiều khó khăn do chiến tranh nhưng những buổi lễ khai giảng vẫn được cố gắng tổ chức nghiêm chỉnh.

Một lớp tiểu học ở miền Bắc trong thời chiến.

Buổi học đầu tiên của năm học mới của một lớp tiểu học ở miền Bắc trong thời chiến.

"Cùng em vượt đường xa xôi.Là chiếc khăn quàng thắm tươi..."

“Cùng em vượt đường xa xôi. Là chiếc khăn quàng thắm tươi…”

Lễ khai giảng niên khóa 1967 - 1968 của trường Trung học Bồ Đề Đà nẵng. Ở miền Nam giai đoạn này, bên cạnh cacsc trường công lập, hệ thống các trường tư thục phát triển khá mạnh và đa dạng. Trong đó có cả trường học do các tôn giáo mở ra như hệ thống các trường Trung học Bồ đề

Lễ khai giảng niên khóa 1967 - 1968 của trường Trung học Bồ Đề Đà Nẵng. Ở miền Nam giai đoạn này, bên cạnh các trường công lập, hệ thống các trường tư thục phát triển khá mạnh và đa dạng. Trong đó có cả trường học miễn phí do các tôn giáo mở ra nhưng vẫn đi theo chương trình giáo dục chung theo quy định như hệ thống các trường Trung học Bồ Đề của Phật giáo chẳng hạn.

Lễ khai giảng của Viện Đại học Huế năm 1962.

Lễ khai giảng của Viện Đại học Huế năm 1962.

Các nữ sinh và giáo sư của trường Nữ Trung học Gia Long, Sài Gòn (nay là THPT Nguyễn Thị Minh Khai) trong ngày khai giảng. Trước 1975, hai phái nam và nữ phải học trong những ngôi trường riêng biệt.

Các nữ sinh và giáo sư của trường Nữ Trung học Gia Long, Sài Gòn (nay là THPT Nguyễn Thị Minh Khai) trong ngày khai giảng. Trước 1975, hai phái nam và nữ phải học trong những ngôi trường riêng biệt với các giáo chức giảng dạy cũng được phân chia riêng biệt. Nói cách khác, vào thời này, trong những ngôi trường nữ như Gia Long sẽ tuyệt nhiên không có bóng dáng… đàn ông.

Học sinh Tiểu học tại miền Nam trước 1975 trên đường đến trường trong ngày khai giảng.

Học sinh Tiểu học tại miền Nam trước 1975 trên đường đến trường trong ngày khai giảng.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Gia Thành

Được quan tâm

Tin mới nhất
Nàng hậu 9X chia sẻ về hành trình giữ dáng 'kỳ lạ' gây tò mò