Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Tuyết rơi Tây Bắc: Thương thì ít mà hại thì nhiều!

Rét đậm rét hại, tuyết rơi nhiều, trâu bò chết, trẻ em phong phanh trong trời lạnh, người dân khốn khổ... nhưng sự thật có đến mức thê thảm như vậy?

Trong những ngày này, khi dạo quanh các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội, từ được nhắc đến nhiều nhất chính là “tuyết”. Tuyết xuất hiện trắng xóa nhiều nơi, trải từ Lạng Sơn xuống cả Nghệ An.

instagram linh

Tuyết rơi dày đặc ở vùng cao.

Mỗi khi hiện tượng tự nhiên hiếm có này xuất hiện, hàng loạt du khách liền nhanh chóng lặn lội đến để có thể tận mắt chứng kiến và chiêm ngưỡng những bông tuyết trắng tinh. Nhưng hành động ấy lại vấp phải sự phản đối từ một bộ phận người khá tiêu cực và bi quan.

Họ liên tục dùng những hình ảnh như trâu bò chết cóng, trẻ em chân trần, quần áo phong phanh lang thang trong tuyết để lên án thú vui của khách du lịch. Thậm chí những người mong tuyết rơi còn bị “gắn mác” là tàn nhẫn, vui vẻ trên nỗi đau khổ của người dân.

Du khách tò mò khi thấy một con trâu bị cước chân, sắp chết do lạnh giá bên hiên nhà một người Mông - Ảnh: Nam Trần

Du khách tò mò khi thấy một con trâu bị cước chân, sắp chết do lạnh giá bên hiên nhà một người Mông. (Ảnh: Nam Trần)

Mới đây, chia sẻ trên mạng xã hội của một người tên Trần Bách được cho là đang sống tại Sapa khiến nhiều người phải suy nghĩ lại. Nguyên văn chia sẻ ấy như sau:

Duongthuonghaisapa

Chia sẻ của Trần Bách không phải là không có lý. Vì chuyện tuyết rơi nhiều, thiệt hại cho gia súc, mùa màng là lẽ đương nhiên, nhưng đây không phải là chuyện quá lạ lẫm. Vì hiện tượng này đã xảy ra rất nhiều năm, và hàng loạt phương tiện thông tin đại chúng đều đã đưa tin, vậy thì tại sao người ta không đề phòng trước để giảm thiểu thiệt hại? Nếu chúng ta không lên Tây Bắc thì tuyết vẫn rơi, trâu bò vẫn chết cóng đấy thôi.

Rauphutuyet

Những ruộng rau bị bao phủ bởi tuyết trắng.

Theo kinh nghiệm dân gian của nhiều vùng, thì tuyết rơi cũng báo hiệu cho mùa màng tươi tốt vào năm sau. Chưa kể nó còn cung cấp nước cho các con rạch, hay suối. Người làm du lịch chắc chắn hưởng lợi nhất từ việc này, do cầu vượt xa cung, nên chi phí chắc hẳn sẽ tăng cao gấp nhiều lần so với bình thường.

Hơn 10.000 lượt khách đổ lên Sa Pa trong ngày 24/1 dẫn đến tình trạng cháy phòng và tắc đường hàng giờ trong thị trấn.

Hơn 10.000 lượt khách đổ lên Sa Pa trong ngày 24/1 dẫn đến tình trạng cháy phòng và tắc đường hàng giờ trong thị trấn. Lượng khách này đã đóng góp rất lớn vào ngành du lịch của địa phương.

Chuyện dân cư ở vùng cao nghèo khổ thì chắc chắc không phải là chuyện mới mẻ. Từ mùa xuân qua mùa hạ, từ năm này đến năm kia, biết bao nhiêu chương trình, chính sách hỗ trợ nhưng có người vẫn chẳng chịu thoát nghèo. Thậm chí có làng đàn bà phải bán sức lao động kiếm tiền, còn đàn ông thì ở nhà trông con chờ vợ mang rượu thịt về.

Phóng sự của VTV về người dân ở thôn ở Sín Chải, xã Nậm Pung, huyện Bát Xát, Lào Cai, nơi đàn ông chỉ ở nhà uống rượu chăm con chờ vợ đi làm về.

Báo chí cũng đã nhiều lần phản ánh thực trạng nhiều người chẳng chịu thoát nghèo để có thể nhận trợ cấp từ nhà nước. Hà Giang từng phải kêu gọi phượt thủ ngừng cho trẻ em tiền và kẹo bánh vì các em sẵn sàng bỏ học để đi xin, tạo tiền lệ xấu cho du lịch. 

HaGiangkhuyencao

Tấm biển khuyến cáo không nên cho trẻ em tiền, bánh kẹo tại Hà Giang.

Trẻ em xúm đông xúm đỏ ven đường chờ nhận quà từ khách du lịch.

Trẻ em xúm đông xúm đỏ ven đường chờ nhận quà từ khách du lịch.

conKinh

Thịt “con Kinh” là có hiệu quả kinh tế cao nhất!

Quả thật, chuyện chỉ trích dân mạng lên ngắm tuyết là vô tâm chẳng khác gì nhà mình có chuyện buồn nên bắt người khác không được vui, hay mỉa mai người có tiền rằng tại sao lại đi du lịch mà không để tiền làm từ thiện. Thế giới còn nhiều người nghèo đói lắm, và những người đi làm từ thiện có tâm chẳng ai suy nghĩ đến những chuyện phi lý ấy cả.

12583820_1285345441490828_998783252_n

Thậm chí có người còn lên tiếng tố cáo rằng những hình ảnh trẻ em ở truồng trên Sapa là dàn dựng?

Chưa nói đến chuyện, chỉ trong vài ngày, thông tin kêu gọi quyên góp quần áo cũ, tiền mặt, bánh kẹo cho người dân vùng cao đã lên đến con số hàng trăm đầu mối. Từ hội của các phượt thủ đến hội các bà mẹ bỉm sữa, đâu đâu cũng thấy nhan nhản.

Những bức hình giống nhau được dùng cho hàng loạt trạng thái kêu gọi từ thiện.

Những bức hình giống nhau được dùng cho hàng loạt trạng thái kêu gọi từ thiện.

Nhưng điều đáng lo là những nhóm này có thực sự chuyên nghiệp và trung thực không khi phần lớn trong họ chỉ là tự phát. Hay là một câu chuyện tương tự ở Hà Giang sẽ được diễn ra, các em bỏ học hoặc bị cha mẹ ép ăn mặc phong phanh ngoài đường để kêu gọi lòng thương hại. Những chương trình từ thiện cho trẻ ở vùng cao thường không phát quà bánh nhỏ lẻ mà tập trung tại các khu vực trường học nhằm khuyến khích trẻ đến lớp thường xuyên.

tuthientoto

Một ý kiến phản bác những người làm từ thiện tràn lan theo phong trào.

Chương trình "Cơm có thịt" của ông Trần Đăng Tuấn thường tập trung trẻ em tại các điểm trường.

Chương trình “Cơm có thịt” của ông Trần Đăng Tuấn thường tập trung trẻ em tại các điểm trường.

Tuyết - chuyện không cũ cũng chẳng mới, có kẻ xem nó là khổ sở, nhưng cũng có người xem nó là cơ hội. Nếu thực lòng muốn giúp đỡ người dân miền cao, hãy đến những tổ chức uy tín để lòng tốt của mình được đặt đúng chỗ và không phản tác dụng.

>>>Xem thêm:

Chiêm ngưỡng Sapa trắng xóa tuyết từ trên cao

Cấm ô tô lên ngắm tuyết tại Sapa và Tam Đảo?

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết

Được quan tâm

Tin mới nhất