Cách hành xử thiếu văn minh của nhiều người Việt Nam khi đi nước ngoài du lịch từ lâu đã nỗi lo lắng gây nhức nhối dư luận, nó không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia trong mắt bạn bè thế giới mà sau một thời gia dài, đấy đã là rào cản không nhỏ đối với nhiều bạn trẻ muốn trải nghiệm du lịch ở nhiều quốc gia trên thế giới
Người nước ngoài e dè về thái độ của người Việt đã đành, ngay cả không ít người Việt Nam cũng ra sức lên án hành vi kém của một bộ phận khách du lịch nước mình. Liệu sự mất đoàn kết nội bộ này có phải là hành động thích đáng để giải quyết khó khăn mà những người mang quốc tịch Việt Nam đang mắc phải: Nỗi ảm ảnh về khách du lịch Việt Nam.
Chen lấn xô đẩy, không xếp hàng, không tuân thủ quy định đặt ra tại điểm đến, tranh giành thức ăn, ăn cắp vặt,… là những ví dụ điển hình trong rất nhiều thói xấu mà người Việt cố ý hoặc vô tình mắc phải khi đi du lịch. Ý thức kém, hiểu biết nông cạn hoặc tư tưởng đại loại như: “Không phải của mình, việc gì phài giữ”, “Việt Nam cũng thế, ra nước ngoài cũng thế, sao phải xoắn”.
Sau khi bài viết được đăng tải, vô số ý kiến đồng tình lẫn phản bác được đưa ra xoay quanh vấn đề.
Ủng hộ quan điểm của tác giả, bạn Thang Ngo bức xúc: “Bây giờ ai dám nhận mình là người Việt đâu. Nói ra người ta sẽ nhìn mình bằng kiểu người rừng mới đến vậy. Nhục thật”.
Còn nickname Công Tằng Tôn Nữ Thuần Như khá gay gắt: “Đồng cảm dễ sợ, nếu có ai hỏi Where are you from? Tôi vẫn sẽ tự hào trả lời: I am Vietnamese… nhưng khi gặp một đám đông người Việt nhao nhao, tôi luôn tự động rẽ hướng khác.”
Bạn Henry Phúc Nguyễn cho biết: “Là người Việt, có đi đến đâu cũng là người Việt, quan trọng là nếu chúng ta học hỏi những cái hay và cùng nhau xây dựng sẽ tốt đẹp hơn chỉ biết chối bỏ…”
Bạn đọc Vu Huynh chia sẻ: “Dù sống ở đâu, gặp ai, tôi cũng nói mình là người Việt. Nhưng là người có ý thức, lịch sự nơi công cộng. Bằng cách này hay cách khác để mọi người nhận ra mình không giống những người tạo hình ảnh xấu cho đất nước mình. Tôi tin những người nước ngoài có hiểu biết, không ai đánh đồng cá nhân với một dân tộc cả.”
Theo góc nhìn của bạn Nguyen Thi Phuong: “Nếu không nhắc nhở được người khác thì ít nhất bản thân nên tự làm tốt và hoàn thiện. Nói dối mình không phải người Việt, có thê bạn ạm tránh được cái nhìn miệt thị nhưng vô tình chính bạn cũng đã bôi xấu thêm hình ảnh đất nước trong mắt người khác. Bạn có biết sau lưng, họ đang cười thầm chúng ta không? Và bạn giấu được bao lâu, hay khi họ biết, bạn cũng vô tình thành 1 người Việt gian dối?”
Để không phải vô tình biến mình thành một người Việt gian dối, thay vì chọn cách che giấu bản thân, người bạn trên đã có thể dùng chính hỉnh ảnh văn minh hiện đại của mình, một ngưởi Việt thực thụ để chứng minh với bạn bè quốc tế đất nước mình không hoàn toàn xấu xí như mọi người vẫn nghĩ. Một lần, hai lần làm ngơ trước những hành vi sai trái có thể không ảnh hưởng gì nhưng mãi chối bỏ không làm thay đổi sự thật bạn vẫn là người Việt Nam. Tại sao, chúng ta không dùng những đức tính tốt đẹp vốn hiện diện lâu nay như lòng nhiệt thành, sự hiếu khách, tinh thần lạc quan và ham học hỏi để thay đổi cái nhìn của bạn bè quốc tế về mình mà phải che giấu như một tội lỗi?