Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Trước ngày Uber sáp nhập vào Grab: Người tiêu dùng hoang mang, lái xe 2 hãng lo lắng chuyện độc quyền

Vương Phi (TH) Theo dõi Saostar trên google news

Trong khi người tiêu dùng tiếc nuối thương hiệu Uber và lo ngại sẽ bị chèn ép về giá cả do Grab từ nay sẽ độc quyền thị trường Đông Nam Á thì cánh lái xe lại cho rằng, việc tài xế Uber ồ ạt chuyển qua làm cho Grab sẽ khiến họ bị cạnh tranh gắt gao hơn và có thể bị ép mức chiết khấu cao.

Uber biến mất trên phạm vi toàn Đông Nam Á

Hồi cuối tháng 3 năm nay, Grab chính thức tuyên bố đã thu mua toàn bộ hoạt động kinh doanh của Uber tại khu vực Đông Nam Á. Đây dược xem là thỏa thuận sáp nhập lớn nhất từ trước tới nay tại khu vực này.

Theo đó, Grab sẽ tích hợp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đặt xe công nghệ và giao nhận thức ăn của Uber, nắm giữ vị trí hàng về lĩnh vực vận tải công nghệ tại Đông Nam Á. Là một phần của thỏa thuận thu mua, Uber sẽ giữ 27,5% cổ phần trong Grab; CEO của Uber, ông Dara Khosrowshahi, sẽ tham gia vào ban lãnh đạo của Grab.

Ảnh: Ảnh: TL.

Ông Anthony Tan, CEO tập đoàn và Đồng sáng lập Grab, cho biết: “Việc sáp nhập ngày hôm nay đánh dấu khởi đầu của một kỷ nguyên mới, khi chúng tôi trở thành công ty đi đầu về nền tảng công nghệ và hiệu quả chi phí trong khu vực”.

Thỏa thuận này cũng được xem là minh chứng cho sự tăng trưởng vượt bậc của Uber tại khu vực Đông Nam Á trong 5 năm vừa qua. Tuy nhiên, nó cũng sẽ đánh dấu sự biến mất của thương hiệu nổi tiếng Uber tại phân khúc thị trường Đông Nam Á.

Trước ngày sáp nhập tại Việt Nam, người dân hoang mang, tài xế phẫn nộ

Đối với nhiều khách hàng vẫn tin dùng dịch vụ của đối thủ Grab, thông tin này khiến họ khá bất ngờ, tiếc nuối. Thay vì giao nhận thức ăn, thanh toán qua thẻ khi đi Uber, giờ đây họ sẽ phải học cách làm quen với việc chuyển sang dùng dịch vụ từ Grab.

Theo thông báo, vào ngày 8/4 tới đây, Uber chính thức “về chung một nhà” với Grab.

Chị Thủy Nguyễn (31 tuổi, TP. HCM) cho biết, ban đầu sử chị dụng dịch vụ của Grab, nhưng sau một thời gian lại chuyển sang dùng Uber. Với chị, cảm giác chủ quan của bản thân về dịch vụ và thái độ của Uber tốt hơn nhiều so với Grab.

“Khi sáp nhập, Grab sẽ độc quyền, không có đối thủ cạnh tranh thì tôi không kỳ vọng Grab sẽ cải thiện chất lượng phục vụ“, chị Thủy nói.

Cùng nỗi lo này, nhiều người tiêu dùng cũng cho rằng, một khi Grab độc quyền ở thị trường Đông Nam Á thì họ sẽ phải chịu thiệt do không hãng này còn đối thủ cạnh tranh. Grab tung ra dịch vụ gì thì khách hàng cũng đành chấp nhận sử dụng.

Họ sáp nhập sẽ mất tính cạnh tranh. Giờ họ độc quyền thì muốn sao cũng được“, anh Minh (một khách hàng khác) chia sẻ.

Ngoài ra, nhiều người cũng cho rằng, chất lượng phục vụ của Uber tốt, tài xế vui tính. Vì vậy, họ tỏ ra rất tiếc nuối khi hãng Uber từ đây sẽ biến mất và thay vào đó, mọi người đều phải gỡ bỏ ứng dụng này để chuyển qua Grab.

Ngoài sự lo lắng của người tiêu dùng, tài xế Uber cũng đang thở than vì không biết định hướng tiếp theo của công ty sẽ như thế nào.

Chia sẻ với Zing.vn, ông Tài lái xe Uber được gần 2 năm cho biết mình vẫn đang buồn và tiếc nuối khi chỉ còn hơn một tuần nữa là không được mặc đồng phục quen thuộc.

“Tôi giận là vì sao họ bỏ mình mà không báo sớm cho anh em tài xế biết, họ lại âm thầm làm vậy?! Mấy ngày nay Uber gần như đã bỏ mặc, app bị lỗi, làm cuốc xe có khi chưa tới nơi đã báo tiền không đủ, chẳng nhẽ tôi bỏ khách giữa đường”, ông Tài bức xúc.

Nhiều tài xế Uber hiện đang thấy bối rối và ồ ạt kéo đi đăng ký đầu quân cho Grab. “Trước sau gì thì cũng về Grab mà tôi nghĩ là Uber sẽ bỏ mặc tài xế nên thôi tôi tự bỏ đi trước, đi làm luôn cho Grab để ổn định công việc“, một lái xe chia sẻ.

Tài xế Grab kêu trời vì lo chịu sức ép

Nếu như tài xế Uber lo lắng về hướng đi tiếp theo của mình thì cánh lái xe Grab lại trăn trở về tỷ lệ chiết khấu có thể sẽ bị “ép”. Hiện tại, tài xế Grab phải chịu mức chiết khấu 25%, cộng thêm 3,6% tiền thuế là 28,6% trên tổng doanh thu. So với Uber, mức chiết khấu này cao hơn. Tuy nhiên, khi đội quân làm việc cho Uber mất việc và chuyển hết sang làm tài xế cho Grab thì có thể, mức chiết khấu này sẽ tiếp tục tăng cao.

Ảnh: Lao Động.

Giờ không có công ty nào cạnh tranh, họ ép chiết khấu hơn thì mình cũng chẳng biết chạy đi đâu“, anh Hoài Thanh (một lái xe Grab) cho biết.

Chia sẻ với Zing.vn, nhiều tài xế Grab bắt đầu băn khoăn. “Mới nghe tin có mấy hôm nay mà đã có nhiều tài xề Uber chuyển qua Grab rồi. Cùng kiếm cơm nên tôi hiểu cho các đồng nghiệp Uber, nhưng tôi lo sẽ kiếm khách khó hơn trước”, anh Thành Vinh (tài xế Grab khu vực quận 1) tâm tư.

Khá nhiều người Singapore cho rằng việc sáp nhập Uber vào với Grab là không có lợi cho khách hàng vì thế cần xem xét lại hoặc tạm ngưng.

Đây là kết quả của một khảo sát trực tuyến do công ty tư vấn nghiên cứu thị trường Black Box thực hiện vừa được công bố tại Singapore.

Khảo sát trực tuyến này được thực hiện trong thời gian từ ngày 14 đến ngày 23-3 thực hiện trên 1.000 người Singapore từ 15 tuổi trở lên từng sử dụng dịch vụ Uber và Grab cho rằng vụ sát nhập của hai công ty này cần được xem xét lại hoặc tạm ngừng.

53% số người người được khảo sát cho rằng việc sát nhập 2 công ty này cần được xem xét lại. 19% người khảo sát yêu cầu tạm dừng cuộc sát nhập này. 13% cho rằng cứ để nó diễn ra.

54% người khảo sát có độ tuổi từ 25-34 đã sử dụng dịch vụ của hai công ty này ít nhất 1 lần một tuần cho rằng cuộc sát nhập này không tốt cho người tiêu dùng.

Trước đó vài ngày Ủy ban Cạnh tranh Singapore (CCS) cho biết cơ quan này đang điều tra vụ Uber - Grab thực hiện “giao dịch mà không báo trước”, coi đó là quyết định có liên quan việc bán hoạt động kinh doanh của Uber tại Đông Nam Á cho Grab.

Trước Singapore, Malaysia cũng thông báo chính phủ sẽ theo dõi và xử phạt công ty Grab theo luật cạnh tranh nếu bị phát hiện tăng giá.

Tại Việt Nam, Cục Quản lý Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cũng đưa thương vụ này vào tầm ngắm về mức độ tập trung kinh tế.

Cơ quan này cũng đã có văn bản gửi Grab Taxi yêu cầu cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến việc Grab mua lại hoạt động kinh doanh của Uber tại khu vực Đông Nam Á, trong đó có thị trường Việt Nam.

Theo Tuổi trẻ

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Vương Phi (TH)

Được quan tâm

Tin mới nhất