Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Những hình ảnh cho thấy Trung Quốc đang phải trả giá vì phá hủy môi trường

Theo VN Tin nhanh Theo dõi Saostar trên google news

Ngành than của Trung Quốc sau 3 thập kỷ tăng trưởng nóng đã để lại đằng sau những hậu quả khôn lường về thiệt hại về kinh tế địa phương và cảnh tượng môi trường bị phá hủy nặng nề chưa biết khi nào mới có thể khắc phục xong. Đó là bài học đáng giá cho các nhà hoạch định chính sách nước này.

1708TQ1

Bức tường chờ đổ sụp sau khi bị tàn phá bởi nạn khai thác than tràn lan.

Sâu bên trong thủ phủ ngành than của tỉnh Sơn Tây, người dân làng Helin đang chiến đấu vật lộn với cảnh đổ vỡ hiện hữu ở khắp mọi nơi. Các vết nứt ngày một dài hơn, những bức tường xiên vẹo có thể đổ sụp bất cứ lúc nào và hàng trăm hố sụt lún được tạo ra trong nhiều thập kỷ qua từ nạn khai thác than.

Có khoảng 100 mỏ khai thác tại Helin, phân bổ quanh các ngọn đồi núi của thành phố Xiaoyi ngày càng cạn kiệt và bị đào xới đến thảm thương. Cảnh tượng trở nên ngổn ngang đầy rẫy nguy hiểm.

Mặc dù chính quyền đã di tản hàng trăm nghìn người tại tỉnh Sơn Tây, tình hình Helin dù rất nghiêm trọng nhưng chưa được ưu tiên xem xét.

1708TQ2

“Chúng tôi chưa nhận được phương án nào để di dời, nếu chính phủ đưa ra một lịch trình cụ thể, người dân sẽ yên tâm hơn để chờ đợi. Nơi đây thật sự rất thiếu an toàn, những người có tiền họ đều rời đi hết. Thật đáng sợ, nhưng chúng tôi biết làm gì hơn?” Wang Junqi, một người sống tại đây cho biết.

Do quá trình khai thác mỏ cần một lượng lớn mìn, tiếng nổ chưa bao giờ ngừng nghỉ suốt ba thập kỷ qua. Chính quyền buộc phải di dời nhiều ngôi làng trước viễn cảnh các ngôi nhà có thể sụp đổ bất cứ lúc nào.

1708TQ3

Chỉ riêng tỉnh Sơn Tây đã triển khai kế hoạch đưa 655.000 cư dân ra khỏi vùng mỏ cũ thiếu an toàn. Chi phí vào khoảng 15,8 tỷ nhân dân tệ (2,37 tỷ USD). Ước tính, thiệt hại kinh tế môi trường ảnh hưởng tới khu vực này là 77 tỷ nhân dân tệ.

Người ta tìm thấy một bảng thông báo tại ngôi làng bỏ hoang không xa Helin là bao. Trong đó, nó liệt kê 19 khu vực thảm họa địa chất trải đều trên 23 ngôi làng, với 55 chỗ sạt lở đất, 950 vết nứt và 808 sự cố lún mỏ. Diện tích bị ảnh hưởng là 13,25 km vuông.

1708TQ4

Những ngôi nhà bị bỏ hoang tại Kouquan.

Theo số liệu chính thức, khai thác than gây ra 26.000 vụ thảm họa địa chất cuối năm 2014 khiến khu vực 10.000 km vuông chịu ảnh hưởng, tương đương diện tích Gambia, một quốc gia châu Phi.

Bộ tài nguyên đất đai của Trung Quốc cho biết sẽ chi 75 tỷ nhân dân tệ (11,27 tỷ USD) trong vòng 5 năm tới để phục hồi đất tại khu khai thác và xử lý chất thải ở các mỏ trên toàn quốc.

1708TQ5

Đất bị lún do mìn.

Chi tiêu cho môi trường ngày càng tăng, trong khi ngành than bị ảnh hưởng mạnh khiến Trung Quốc đối mặt với khoản nợ ngày càng lớn. Đặc biệt, trong bối cảnh nhu cầu thị trường sụt giảm mạnh khiến bài toán trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

1708TQ6

Các vùng nông thôn của Trung Quốc đang chịu nhiều ảnh hưởng từ chính sách khai khoáng của chính phủ.

Ngành than cũng giống các ngành cơ bản khác của Trung Quốc như thép, đang lâm vào cảnh thừa sản phẩm ước tính lên đến 2 tỷ tấn mỗi năm, trong khi tăng trưởng kinh tế chậm lại và do nhà nước khuyến khích sử dụng năng lượng sạch. Trung Quốc lên kế hoạch đóng cửa khoảng 1.000 mỏ than trong năm nay nhằm hướng tới việc cắt giảm mức tiêu thụ than 62% tới năm 2020.

1708TQ7

Các mỏ than đang ngày càng dư thừa sản xuất.

Ở thời kỳ bùng nổ khi giá cả và lợi nhuận tăng vọt, chủ mỏ đã tiến hành đào sâu hơn nữa gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khu dân cư và đất nông nghiệp. Do chạy theo lợi nhuận, các công ty nhà nước chọn phương án di dời toàn bộ hộ dân cư xung quanh đó. Chính vì nguồn thuế khá cao nên chính quyền địa phương tỏ ra “nương tay” trong hoạt động kiểm soát.

1708TQ8

Cảnh hoang tàn ngày một nhiều quanh các mỏ khai thác than.

Những gì từng được coi là nguồn lợi to lớn dần trở thành gánh nặng đặt lên đôi vai chính phủ. Thành phố Xiaoyi ước tính đã chi hơn 6 tỷ nhân dân tệ (901,31 triệu USD) cho công tác khắc phục sụt lún. Khu Luliang gần đó cũng lên kế hoạch di dời 230.000 người dân trong giai đoạn 2014-2017.

1708TQ9

Công nhân khai thác than đi tới đâu, người dân phải lặng lẽ rời làng tới đó.

Khi 1.000 mỏ than ngừng hoạt động, tất cả chỉ còn lại đống sụp đổ hoang tàn cùng với nền kinh tế địa phương kiệt quệ. Hệ lụy của những chiến lược sai lầm khiến người dân trở thành đối tượng chịu nhiều thiệt thòi nhất.

1708TQ10

Một khu tái định cư của người dân tại các ngôi làng phải dời đi.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Theo VN Tin nhanh

Được quan tâm

Tin mới nhất