Tại buổi họp báo của Sở Thông tin và Truyền thông và Sở Y tế TP.HCM chiềunay (14/6), ngoài thông tin về việc triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch thì vấn đề đặt ra hiện nay là nguy cơ lây lan dịch bệnh từ đội ngũ xe ôm công nghệ, xe ôm truyền thống.
Bác sĩNguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, TP đang cố gắng mạnh truy đuổi, vượt lên, khoanh vùngdập dịchsớm. Trong đóchú trọngrút ngắn thời gian, yêu cầu trong vòng 2 tiếng khi có ca F0 thì phải xác định các F gần để lấy mẫu và đưa đi cách ly.Trong vòng 6 – 10 giờ phải có kết quả F1.
Ngoài các biện pháp đang triển khai, TP.HCM tiếp tục xây dựng củng cố các thành trì vững chắc là các cơ sở y tế… TPcũng yêu cầunhân viên ngành y tế, cán bộ viên chức sau giờ làm việc không tụ tập, phải ở nhà và hạn chế tối đa quátrìnhtiếp xúc.
Còn ôngĐỗ Ngọc Hải, Trưởng phòng Quản lý giao thông đường bộ, Sở GTVT TP.HCMcho biết: với hơn 175.000tài xếxe ôm công nghệ, xe ôm truyền thốngđang làthành phần rất cần thiết nhưngcũng tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh. Vì thế,sở đã làm việc với các đơn vị quản lý xe ôm công nghệ yêu cầu đảm bảo công tác phòng chống dịch, lấy thông tin khách hàng để dễ dàng truy vết. Theo ông Đỗ Ngọc Hải, đến thời điểm này chưa ghi nhận trường hợp lây lan dịch bệnh qua các loại hình trên. Tuy nhiên, điều lo ngại nhất là việcquản lý đội ngũ này rất khó.
"Xe ôm truyền thống thì địa phương và cá nhântự ý thức thông qua công tác tuyên truyền.Vì xe ôm truyền thống không có đơn vị quản lýhoạt động trên tụ điểm ở các địa phương thì địa phương phải tuyên truyền và xử phạt các trường hợp không tuân thủ", ông Hải cho biết.