Thông tin các ca mắc COVID-19 mới
- Tính từ 17h ngày 30/8 đến 17h ngày 31/8, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 12.607 ca nhiễm mới, trong đó 16 ca nhập cảnh và 12.591 ca ghi nhận trong nước tại TP HCM (5.444), Bình Dương (4.530), Đồng Nai (634), Long An (587), Tiền Giang (214), Đồng Tháp (138), Đà Nẵng (123), Tây Ninh (118), Kiên Giang (99), Nghệ An (81), Hà Nội (77), Khánh Hòa (66), Bà Rịa - Vũng Tàu (64), Bình Thuận (59), Cần Thơ (53), Quảng Bình (47), Quảng Ngãi (40), Thừa Thiên Huế (25), Phú Yên (23), Bình Phước (22), An Giang (17), Đắk Lắk (17), Trà Vinh (14), Bến Tre (13), Hậu Giang (11), Bình Định (8 ), Thanh Hóa (8 ), Vĩnh Long (7), Phú Thọ (6), Ninh Thuận (6), Sơn La (6), Bạc Liêu (5), Lạng Sơn (5), Lâm Đồng (4), Đắk Nông (4), Quảng Nam (3), Quảng Trị (3), Gia Lai (3), Kon Tum (2), Hà Tĩnh (2), Ninh Bình (2), Bắc Ninh (1) trong đó có 7.231 ca trong cộng đồng.
- Như vậy trong 24h giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 1.628 ca. Tại TP. Hồ Chí Minh giảm 445 ca, Bình Dương giảm 1.520 ca, Đồng Nai tăng 143 ca, Long An tăng 63 ca, Tiền Giang giảm 7 ca.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 462.096 ca nhiễm, đứng thứ 59/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 161/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 4.700 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 457.882 ca, trong đó có 236.086 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Có 07/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Yên Bái, Hà Giang.
+ Có 07 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Hải Phòng, Điện Biên, Phú Thọ, Kon Tum, Nam Định, Vĩnh Phúc.
+ 05 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP. Hồ Chí Minh (221.254), Bình Dương (114.788), Đồng Nai (23.766), Long An (22.044), Tiền Giang (9.652).
Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 10.044
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 238.860
2. Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.295 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 4.006
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.259
- Thở máy không xâm lấn: 91
- Thở máy xâm lấn: 916
- ECMO: 23
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Đến thời điểm 18 giờ 45, Tiểu ban Điều trị (Cục Quản lý khám chữa bệnh) vẫn chưa cung cấp số liệu.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến ngày 30/8 là 11.064 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).
Tình hình xét nghiệm
- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 621.796 xét nghiệm cho 755.197 lượt người.
- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 13.874.125 mẫu cho 33.497.696 lượt người.
Tình hình tiêm chủng vaccine COVID-19
Trong ngày 30/8 có 244.853 liều vaccine COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 19.966.724 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 17.347.538 liều, tiêm mũi 2 là 2.619.186 liều.
Những hoạt động của ngành y tế trong ngày
TP HCM:
+ Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP HCM ban hành kế hoạch về tổ chức tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tại Thành phố. Theo đó, từ nay đến cuối năm 2021, TP.HCM cần thêm 14.891.800 liều chia làm 4 giai đoạn để đảm bảo yêu cầu bao phủ tiêm 2 liều vaccine cho người dân.
+ TP. Hồ Chí Minh triển khai phát các túi thuốc cho bệnh nhân F0 đang điều trị tại nhà (gồm 3 gói A, B, C) tùy thuộc vào triệu chứng của bệnh nhân và những lưu ý cho người bệnh khi sử dụng túi thuốc này.
Về tiến độ cấp phát các túi thuốc, hiện thành phố hiện đã chuẩn bị 150.000 túi thuốc trong đó có chứa gói thuốc A, B và đã cấp phát 74.000 túi thuốc này cho các Trung tâm y tế Quận huyện, Thành phố Thủ Đức để chuyển đến cho các F0 đang điều trị tại nhà. Số lượng túi thuốc còn lại sẽ chuyển cho các bệnh nhân trong những ngày tới.
- Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 (gọi tắt là Bệnh viện điều trị COVID-19 - Y Hà Nội) với quy mô 500 giường bệnh tại Hà Nội chính thức đi vào hoạt động. Đây là bệnh viện tuyến cuối trong bậc thang điều trị người bệnh COVID-19 tại khu vực thành phố Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc (bao gồm Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh và Lạng Sơn).