Ba quốc gia ghi nhận số mắc trên một triệu trường hợp là Mỹ (4.371.839 trường hợp), Brazil (2.419.901 trường hợp) và Ấn Độ (1.440.371 trường hợp).
21 quốc gia có số mắc trên 100.000 trường hợp (Nga, Nam Phi, Mexico, Peru, Chile, Tây Ban Nha, Anh, Iran, Pakistan, Ả Rập Xê Út, Colombia, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh, Đức, Pháp, Argentina, Canada, Qatar, Iraq, Indonesia).
55 quốc gia có số mắc trong khoảng 10.000 - 100.000 trường hợp; 65 quốc gia/vùng lãnh thổ có số mắc trong khoảng từ 1.000 - 10.000 trường hợp; 71 quốc gia/vùng lãnh thổ có dưới 1.000 trường hợp mắc.
Số trường hợp tử vong cao nhất tại Mỹ với 149.849 trường hợp, 10 quốc gia có trên 10.000 trường hợp tử vong (Brazil, Anh, Mexico, Ý, Ấn Độ, Pháp, Tây Ban Nha, Peru, Iran, Nga), 33 quốc gia có số tử vong trong khoảng từ 1.000 - 10.000 trường hợp.
Tại khu vực Đông Nam Á, Indonesia ghi nhận số mắc và số tử vong cao nhất (100.303 trường hợp mắc và 4.838 trường hợp tử vong), 4 quốc gia chưa ghi nhận tử vong do dịch COVID-19 (Việt Nam, Campuchia, Timo-Leste và Lào).
Trong ngày 27/7/2020, Việt Nam ghi nhận 11 trường hợp mắc mới đều ở Đà Nẵng, có độ tuổi từ 24-70 tuổi (trong đó có 7 trường hợp là bệnh nhân đang điều trị tại các khoa: Tim mạch, Hồi sức cấp cứu, Y học nhiệt đới, Thận - Nội tiết của Bệnh viện Đà Nẵng và 4 trường hợp là nhân viên y tế của Bệnh viện Đà Nẵng).
Sau khi phong tỏa Bệnh viện Đà Nẵng ngày 26/7/2020, Bệnh viện Đà Nẵng đã lấy mẫu gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng xét nghiệm, kết quả ngày 27/7/2020 có 11 mẫu dương tính. Toàn bộ 11 bệnh nhân hiện đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng.
Đến nay, cả nước ghi nhận tổng số 431 trường hợp mắc, trong đó 365 trường hợp đã được điều trị khỏi (chiếm 84,7%). Hiện còn 66 bệnh nhân đang điều trị tại 8 Bệnh viện và 3 Trung tâm y tế huyện, trong đó có 03 người có kết quả âm tính với SAR-CoV-2 từ 2 lần trở lên, 05 người có kết quả âm tính 1 lần và 58 người còn dương tính với SAR-CoV-2.
Ngay khi ghi nhận thông tin về trường hợp bệnh nhân tại Đà Nẵng, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương triển khai và kích hoạt nhiều hoạt động như đối với trường hợp dương tính, cụ thể các hoạt động chính gồm:
- Sáng ngày 24/7/2020, tổ chức họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch của Bộ Y tế do đồng chí Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì để thống nhất, quyết định các hoạt động triển khai.
- Chiều ngày 24/7/2020, tổ chức họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 tại Bộ Y tế do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì với sự tham gia của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân TP. Đà Nẵng và các cơ quan liên quan.
- Bộ Y tế đã cử ngay đoàn công tác do Lãnh đạo Bộ Y tế dẫn đầu vào chỉ đạo công tác điều tra, giám sát, điều trị và phòng chống dịch tại Đà Nẵng.
- Chỉ đạo Sở Y tế Đà Nẵng thực hiện lập danh sách, điều tra, xét nghiệm toàn bộ những người tiếp xúc gần với bệnh nhân tại bệnh viện, gia đình, những nơi bệnh nhân đã tới dự tiệc.Khoanh vùng, cách ly ổ dịch tại quận Liên Chiểu, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Đà Nẵng.
- Ban hành Công văn số 3952/CV-BCĐ ngày 24/7/2020 gửi Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố về việc tăng cường kiểm soát nhập cảnh và quản lý người nước ngoài nhập cảnh.
- Ban hành các Công văn gửi các Bộ, cơ quan Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường đảm bảo phòng chống dịch COVID-19 cho chuyên gia nhập cảnh Việt Nam làm việc.
- Xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đối với một số biện pháp phòng chống dịch COVID-19 tại TP. Đà Nẵng (Công văn số 3969/CV-BCĐ ngày 25/7/2020 của Ban chỉ đạo Quốc gia).
- Cử 03 đội công tác đặc biệt (đội điều tra giám sát, điều trị, xét nghiệm) của Bộ Y tế hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại thành phố Đà Nẵng (Quyết định số 3334/QĐ-BYT ngày 25/7/2020 của Bộ Y tế).
- Kích hoạt đội truy vết tại Hà Nội do Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ làm Tổ trưởng, các Vụ, Cục, Viện, cơ quan thuộc Bộ Y tế để phối hợp, cung cấp thông tin cho tổ giám sát tại Đà Nẵng theo dõi, truy vết các trường hợp nghi ngờ, mắc bệnh, khoanh Thực hiện lấy mẫu xét nghiệm diện rộng bằng cả hai phương pháp là xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể (Việt Nam đã sản xuất được) để phát hiện sớm nguồn lây, dập dịch.
- Tổ chức thực hiện lấy mẫu xét nghiệm diện rộng bằng cả hai phương pháp là xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể (Việt Nam đã sản xuất được) để phát hiện sớm nguồn lây.
- Ngày 26/7/2020 Bộ Y tế tổ chức tập huấn và khai thác sử dụng phần mềm Bluezone trực tuyến phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19.
- Thực hiện các hoạt động truyền thông kịp thời, minh bạch để cung cấp thông tin tới người dân chủ động phòng chống nhưng không gây hoang mang, lo lắng ảnh hưởng tới đời sống nhân dân.
- Rà soát lại toàn bộ công tác hậu cần, đảm bảo vật tư, trang thiết bị y tế, sinh phẩm xét nghiệm được cung ứng đầy đủ cho công tác phòng chống dịch; sẵn sàng các kế hoạch đáp ứng theo các kịch bản có thể xảy ra.
- Tiếp tục chỉ đạo quyết liệt thành phố Đà Nẵng, Quảng Ngãi tập trung điều tra truy vết, lấy mẫu xét nghiệm, tổ chức cách ly khoanh vùng nơi trường hợp nghi nhiễm cư trú và các địa điểm đã đến.