Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Tình trạng “gom hàng” dự trữ trước giãn cách: Đừng làm bàn đạp cho những kẻ xấu trục lợi

Những kệ hàng trống hoác, khay thức ăn sạch trơn, nhu yếu phẩm cũng chẳng còn... Đó là hình ảnh khiến không ít người thở dài ngao ngán trước ngày giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 tại TP.HCM.

Trước giờ giãn cách

Sáng 7/7, chị Hồng Ánh (ngụ tại TP.HCM) đã đi chợ và "vét" được 2 bó rau cuối cùng với giá 40.000 đồng. Giá rau tại chợ mắc gấp 2,3 lần so với thường ngày. Người bán chỉ nói vỏn vẹn một câu: "Không còn sự lựa chọn nào khác, sắp đóng cửa rồi".

Đã hơn 2 năm kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam, Tuy nhiên, tâm lí người dân vẫn khá "bất ổn" trước những thay đổi. Bằng chứng là khi thông báo giãn cách theo chỉ thị 16 bắt đầu xuất hiện trên báo đài, mạng xã hội, người dân đã đổ xô đi mua hàng.

Tình trạng “gom hàng” dự trữ trước giãn cách: Đừng làm bàn đạp cho những kẻ xấu trục lợi Ảnh 1

Những kệ hàng "bóng loáng" không còn sót lại thức ăn, nhu yếu phẩm như mì gói, gạo, gia vị... đều sạch trơn. Một số siêu thị trên địa bàn thành phố phải để biển thông báo hết hàng, ngưng phục vụ giao hàng online vì lượng người mua sắm bất ngờ biến động, đông đúc hơn bình thường.

10 giờ tối 7/7, một tài khoản Facebook có tên H.N đã đăng tải hình ảnh khay rau, thịt cá, quầy thủy hải sản tại siêu thị đã không còn sót lại bất cứ thứ gì. Đây không phải là lần đầu tiên người dân "than trời" vì tình trạng đổ xô đi mua hàng bất chấp khuyến cáo của UBND TP.HCM rằng lương thực luôn sẽ được cung cấp đầy đủ trong kì giãn cách.

Tình trạng “gom hàng” dự trữ trước giãn cách: Đừng làm bàn đạp cho những kẻ xấu trục lợi Ảnh 2

Vào thàng 4/2020, đợt giãn cách xã hội đầu tiền diễn ra trên diện rộng, tình trạng "gom hàng" dự trữ đã xảy ra khiến không ít người lo lắng. Thêm vào đó, "hiệu ứng domino", nhà này mua khiến nhà khác cũng bồn chồn, cũng đã xuất hiện dẫn đến tình trạng người mua hàng ngày càng đông.

Chị Yến Chi (TP. Thủ Đức) chia sẻ: "Buổi chiều đi làm về tạt ngang siêu thị mua rau về xào mà không còn một bó. Hỏi nhân viên bán hàng, người ta nói đã hết từ 14 giờ chiều. Đây không phải là lần đầu tiên tôi chứng kiến cảnh tượng này. Thậm chí, anh tạp hóa hàng xóm cũng đã khuyên gia đình nên mua mì gói, nước tương, nước mắm... để sẵn tại nhà. Anh ấy bảo rằng vừa về từ Chợ Lớn (quận 5), hàng hóa người dân đã xếp hàng mua gần hết nên chẳng thể nào chen vào nổi".

Cần tỉnh táo để không bị trục lợi

Việc dừng hoạt động hai chợ đầu mối lớn tại TP.HCM cũng đã đặt ra "bài toán" về cung ứng. Bởi lẽ, hàng tấn thực phẩm gồm rau củ quả, thịt cá, đồ tươi sống... mỗi đêm đều được vận chuyển từ chợ đầu mối về hàng trăm ngôi chợ lớn, nhỏ trong lòng thành phố.

Tình trạng “gom hàng” dự trữ trước giãn cách: Đừng làm bàn đạp cho những kẻ xấu trục lợi Ảnh 3

Trước đó, trao đổi với báo Người Lao Động, ông Nguyễn Nguyên Phương - Phó giám đốc Sở Công Thương TPHCM cho biết, sau khi 3 chợ đầu mối đóng cửa, thành phố sẽ dành 3 vùng đệm tại huyện Củ Chi, Thành phố Thủ Đức, quận Bình Chánh để tập kết hàng hóa, thực phẩm từ các tỉnh chuyển về. Tại đây, cơ quan chức năng sẽ thực hiện khử khuẩn hàng hóa và phương tiện sau đó có các phương án bố trí, trung chuyển hàng hóa về các chợ truyền thống.

Vì thế, trong nhiều ngày tới, TP.HCM sẽ không thiếu thực phẩm cung ứng. Bên cạnh đó, Sở Công Thương cũng đã làm việc với các chuỗi cung ứng, hệ thống doanh nghiệp để gia tăng hàng hóa đáp ứng nhu cầu cho người dân thông qua các kênh mua bán hiện đại.

Tình trạng “gom hàng” dự trữ trước giãn cách: Đừng làm bàn đạp cho những kẻ xấu trục lợi Ảnh 4

Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 106 siêu thị cung cấp lương thực, thực phẩm, 112 cửa hàng chuyên về thịt gia súc, gia cầm, 2.469 siêu thị mini và cửa hàng tiện ích, 28.700 cửa hàng bách hóa bán thực phẩm phục vụ cho người dân TP Thủ Đức và các quận - huyện.

Vì thế, tình trạng "xô đẩy", chen chúc mua hàng theo những thông tin trên mạng xã hội chỉ càng làm cho nhiều thành phần có cơ hội trục lợi. Giá của rau củ, thịt cá đã bị "đội" lên đến 2-3 lần so với bình thường. Anh Đức Tiến (ngụ quận 8) chia sẻ: "Nhìn cảnh người dân bu đông, tạo thành hàng dài dằng dặc ở chợ truyền thống mà ngao ngán. Qua 2 đợt dịch, tôi nghĩ chúng ta cần tỉnh táo hơn trong việc nhìn nhận vấn đề. Giãn cách xã hội nhưng vẫn được phép ra ngoài mua nhu yếu phẩm. Hơn nữa, thành phố cũng đã đảm bảo lượng thực phẩm trong 15 ngày tới".

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Khải Anh

Được quan tâm

Tin mới nhất