Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Tin sáng 30-3: Đến nay Hà Nội gần 1,5 triệu ca COVID-19, cứ 5 người có 1 người nhiễm

Đến ngày 29-3, Hà Nội ghi nhận gần 1,5 triệu ca COVID-19 từ đầu dịch, gần gấp 3 địa phương đứng thứ 2 là TP.HCM. Bình quân cứ hơn 5 người dân Hà Nội thì có 1 người mắc COVID-19, trong khi chỉ số này của cả nước là 10 người dân có 1 người mắc.

Tin sáng 30-3: Đến nay Hà Nội gần 1,5 triệu ca COVID-19, cứ 5 người có 1 người nhiễm Ảnh 1
Bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Hà Nội - Ảnh: NAM TRẦN

Báo cáo của Bộ Y tế cũng cho biết mặc dù đã qua đỉnh dịch, số mắc ngày 29-3 chỉ bằng chưa đầy 30% của thời điểm cao nhất, nhưng Hà Nội vẫn ghi nhận xấp xỉ 9.000 ca mới trong ngày.

Ngoài Hà Nội, còn có 32 tỉnh thành ghi nhận từ 1.000 đến trên 4.000 ca mới.

Tính chung toàn quốc đã ghi nhận gần 9,4 triệu ca COVID-19 từ đầu vụ dịch, đứng thứ 14/225 quốc gia, vùng lãnh thổ. Số ca tử vong là 0,5%/tổng số ca nhiễm, đứng thứ 24/225 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Tin sáng 30-3: Đến nay Hà Nội gần 1,5 triệu ca COVID-19, cứ 5 người có 1 người nhiễm Ảnh 2
Đồ họa: NGỌC THÀNH

Cho phép chuyển nguồn kinh phí trên 4.600 tỉ đồng chống dịch COVID-19

Chính phủ ngày 29-3 đã có nghị quyết cho phép chuyển nguồn kinh phí ngân sách nhà nước đã giao dự toán cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 năm 2021 của Bộ Y tế chưa thực hiện.

Số tiền chuyển nguồn là trên 4.600 tỉ (gồm cả kinh phí mua vắc xin, vật tư tiêm chủng, tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển vắc xin phòng COVID-19) sang năm 2022 để chi cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 như đề nghị của Bộ Tài chính.

Chính phủ giao Bộ Tài chính, Bộ Y tế chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung, số liệu báo cáo và xử lý cụ thể theo quy định.

Nghị quyết yêu cầu đối với kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 năm 2022, Bộ Y tế chủ động sử dụng dự toán được giao, phối hợp với Bộ Tài chính để đề xuất, trình cấp có thẩm quyền bổ sung dự toán (nếu có) theo quy định; tăng cường công tác quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí phòng, chống dịch COVID-19, bảo đảm kịp thời, hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, đúng quy định.

Tin sáng 30-3: Đến nay Hà Nội gần 1,5 triệu ca COVID-19, cứ 5 người có 1 người nhiễm Ảnh 3
Nhân viên y tế phường 7, quận Phú Nhuận thăm khám và phát thuốc cho các trường hợp F0 cách ly tại nhà - Ảnh: DUYÊN PHAN

Tỉ lệ xét nghiệm đạt chuẩn tăng, đạt trên 80%

Trao đổi với báo giới bên lề hội nghị kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm ngày 29-3, GS.TS Tạ Thành Văn, chủ tịch hội đồng Trường đại học Y Hà Nội, cho biết trong 10 năm gần đây, số các phòng xét nghiệm tham gia ngoại kiểm chất lượng đã tăng nhanh, từ chỉ có 30 - 40 cơ sở tham gia ban đầu đến nay đã có hơn 800 cơ sở (của các tỉnh từ Huế trở ra) tham gia kiểm chuẩn.

Chất lượng xét nghiệm của các đơn vị đã tăng, từ chỗ chỉ dưới 40% các đơn vị đạt yêu cầu đến nay đã tăng lên trên 80%.

Ông Văn cũng cho hay hiện Trung tâm Kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm bắt đầu triển khai chương trình ngoại kiểm các xét nghiệm tinh dịch đồ trong điều trị vô sinh, hiếm muộn, giải phẫu bệnh (trong chẩn đoán các bệnh khó, bệnh hiểm nghèo) và các ngoại kiểm khác về miễn dịch, sàng lọc trước sinh, bên cạnh kiểm chất lượng xét nghiệm sinh hóa, huyết học thông thường.

'Kết quả xét nghiệm có vai trò quan trọng, giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán, đánh giá diễn biến bệnh, đưa ra chỉ định, phác đồ điều trị, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều trị.

Tin sáng 30-3: Đến nay Hà Nội gần 1,5 triệu ca COVID-19, cứ 5 người có 1 người nhiễm Ảnh 4
Tổ tiêm lưu động thuộc phường 9, quận 5, TP.HCM đến tận nhà tiêm cho người yếu thế, người cao tuổi - Ảnh: DUYÊN PHAN

Trẻ dưới 12 tuổi mắc COVID-19 sau 3 tháng có thể tiêm vắc xin

Liên quan đến việc tiêm phòng COVID-19 cho trẻ dưới 12 tuổi từng là F0, PGS.TS Trần Minh Điển - giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương - nói mắc COVID-19 chính là đưa virus tự nhiên vào cơ thể và cơ thể sẽ phản ứng để tạo ra các kháng thể để chống lại virus trong khoảng thời gian nhất định.

"Theo các nghiên cứu, cũng tương tự sau tiêm 3 mũi vắc xin COVID-19, khoảng thời gian lưu trữ được kháng thể chống lại virus dài nhất là 6-9 tháng. Do vậy, sau khi trẻ là F0 đã khỏi từ 3 tháng trở đi, phụ huynh có thể đưa trẻ đi tiêm vắc xin COVID-19 để bổ sung nồng độ kháng thể trong cơ thể của các cháu".

Để giúp trẻ thoải mái hơn khi đi tiêm chủng và sau tiêm chủng, chuyên gia tiêm chủng khuyến cáo các gia đình hãy trao đổi với trẻ trước khi đi tiêm chủng; cho trẻ ăn uống đầy đủ trước khi tiêm; thực hiện quy định 5K tại điểm tiêm...
 

Sau khi tiêm chủng, cần cho trẻ ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi, phát hiện và xử trí kịp thời các phản ứng nghiêm trọng nếu có... Đồng thời, các gia đình cần theo dõi liên tục sức khỏe của trẻ trong vòng 28 ngày sau tiêm, đặc biệt 48 giờ đầu.

Tin sáng 30-3: Đến nay Hà Nội gần 1,5 triệu ca COVID-19, cứ 5 người có 1 người nhiễm Ảnh 5
Tiêm vắc xin mũi 2 Pfizer cho học sinh khối lớp 10 Trường THPT Trưng Vương, quận 1, TP.HCM sáng 23-11 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Tình hình dịch bệnh ở một số tỉnh thành

- Hà Nội tối 29-3 thông báo vừa ghi nhận thêm 8.993 ca COVID-19 mới, giảm thêm hơn 300 ca so với ngày 28-3. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hà Đông (1.113), Hoàng Mai (633), Sóc Sơn (487), Ba Vì (404), Ba Đình (392). Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 là 1.459.111 ca.

- Sơn La đã ghi nhận thêm 2.053 ca. Đây là ngày thứ 15 liên tiếp số ca COVID-19 trong toàn tỉnh giảm (trước đó ghi nhận 4.000 - 6.000 F0 mỗi ngày). Từ ngày 1-1 đến ngày 29-3, Sơn La đã ghi nhận 132.042 ca COVID-19, trong đó 102.305 bệnh nhân được điều trị khỏi, 29.729 F0 đang điều trị và 9 bệnh nhân tử vong.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Tuổi Trẻ

Nguồn bài viết
Được quan tâm

Tin mới nhất
Nàng hậu 9X chia sẻ về hành trình giữ dáng 'kỳ lạ' gây tò mò