Tiếp tục triển khai dạy Tiếng Việt - Công nghệ giáo dục theo nguyên tắc tự nguyện ở các tỉnh thành

Khải Phong (Tổng hợp
Chia sẻ

Trong năm học 2018 – 2019, tài liệu tiếng Việt 1– Công nghệ giáo dục tiếp tục triển khai ở những địa phương theo nguyên tắc tự nguyện nhưng không mở rộng để giữ ổn định cho đến khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Liên quan đến việc dư luận đang xôn xao cách dạy tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại, Bộ GD-ĐT đã lên tiếng.

Theo thông tin Vietnamnet đưa, Tài liệu Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục sau 2 vòng thẩm định được Hội thẩm định đánh giá về cơ bản đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu, chuẩn kiến thức kĩ năng của môn Tiếng Việt lớp 1 trong Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học. Tài liệu TV1- CNGD đã được các tác giả chỉnh sửa, hoàn thiện theo kết luận của Hội đồng thẩm định.

Sách CNGD của GS Hồ Ngọc Đại. Ảnh: Đ.T.

Căn cứ kết quả khảo sát, đánh giá của Viện KHGD Việt Nam và ý kiến kết luận của Hội đồng thẩm định, Bộ hướng dẫn các sở GD-ĐT triển khai Tài liệu TV1-CNGD phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương trên nguyên tắc tự nguyện của nhà trường trong năm học 2017-2018 và năm học 2018-2019 ở những nơi đang triển khai và không mở rộng để giữ ổn định cho đến khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

Theo Bộ GD-ĐT, Tài liệu TV1-CNGD là một trong những phương án để các địa phương lựa chọn nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, nhất là với học sinh vùng khó, vùng dân tộc thiểu số.

Trao đổi với Dân trí, ông Nguyễn Đức Hữu - Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD-ĐT nhấn mạnh: “Thế mạnh của tài liệu tiếng Việt công nghệ này là học sinh đọc thông, viết thạo, nắm chắc được quy tắc chính tả. Do đó, năm học 2018 - 2019, tiếp tục triển khai tài liệu tiếng Việt 1- Công nghệ giáo dục ở những địa phương đang triển khai theo nguyên tắc tự nguyện nhưng không mở rộng để giữ ổn định cho đến khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới”.

Chia sẻ về những ý kiến tiêu cực, ông Hữu cho hay những cái đổi mới khi vận dụng vào trong quá trình dạy học lại không theo truyền thống cũ hoặc có tính chất lạ thì ắt sẽ được xã hội quan tâm nhiều.

“Dư luận cũng nên hiểu rằng, để đáp ứng được mục tiêu cuối cùng là “đọc thông viết thạo”, có thể đi bằng nhiều hướng, nhiều phương pháp triển khai. Chúng ta chấp nhận nhiều bộ sách giáo khoa khác nhau, nhiều cách tiếp cận để giáo viên được quyền lựa chọn phù hợp nhất với từng đối tượng học sinh của mình trên từng môn học, từng cấp học”, ông Đức khẳng định.

Được biết, Tài liệu tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục được thí điểm từ năm 1978 đến nay. Bộ tài liệu này được áp dụng tại một số địa phương, hiện có 49 tỉnh tham gia, tuy nhiên không phải tỉnh nào cũng tham gia 100%, như tỉnh Quảng Nam, Bình Phước chỉ có 45% trường tiểu học tham gia.

Chia sẻ

Bài viết

Khải Phong (Tổng hợp

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất