Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Tỉ phú Phạm Nhật Vượng: 'Thế giới phải biết đến một Việt Nam trí tuệ, đẳng cấp'

Theo Tuổi trẻ Online Theo dõi Saostar trên google news

2018 là một năm mà 'Phạm Nhật Vượng' và 'Vingroup' đã trở thành những từ khóa nóng bỏng trên Google do có quá nhiều sự kiện: ra mắt xe hơi VinFast tại Paris, giới thiệu những mẫu xe máy điện VinFast, ra mắt điện thoại thông minh Vsmart, khánh thành hạng mục đầu tiên của tòa nhà chọc trời Landmark.

Mọi chuyện cũng khá là mới thôi. Mỗi năm, vào dịp kỷ niệm ngày thành lập Tập đoàn Vingroup 8-8 hoặc dịp tết, bao giờ mấy anh em lãnh đạo tập đoàn cũng tập trung để nghỉ ngơi khoảng một tuần.

Đó cũng là dịp để mọi người ngồi lại với nhau trò chuyện và chính những lúc như thế thường nảy sinh thêm những ý tưởng mới. Đồng thời lúc đấy mới có thời gian ngồi soi lại hệ thống một cách kỹ lưỡng và tổng thể hơn.

Và cũng là dịp để chiêm nghiệm, ngẫm nghĩ xem làm được cái gì mới, làm sao để cuộc đời mình có thể giúp ích được nhiều nhất cho xã hội. Trong bối cảnh đó, suy nghĩ về sự chuyển hướng sang lĩnh vực công nghệ ra đời. Tôi tin rằng khi làm công nghệ thì với uy tín của Vingroup, mình có thể tập hợp được người tài về và khả năng thành công là có.

- Chuyển hướng sang công nghệ không phải là buông bỏ những thứ khác. Hôm kỷ niệm 25 năm thành lập tập đoàn, chúng tôi đã công bố rõ chiến lược 10 năm tới thì công nghệ sẽ là số 1, công nghiệp là số 2 và thương mại dịch vụ là số 3. Nhưng thương mại dịch vụ là số 3 không có nghĩa là teo dần đi, mà nó ngược lại phải lớn hơn bây giờ nhiều.

Hơn nữa, thương mại dịch vụ bây giờ vẫn đang là nhất vì nó là nguồn tiền để nuôi tất cả các ý tưởng, các dự án mới nên không thể buông ra được. Buông ra bây giờ thì lấy ai nuôi vì trong thời gian đầu ôtô phải bù lỗ, rồi điện thoại thông minh cũng bù lỗ…

Nhưng một khi công nghệ, công nghiệp phát triển rồi thì mình có thể góp phần đổi đời cho rất nhiều người. Ví dụ như người nghèo bây giờ một tháng thu nhập của họ không đáng kể, nhưng nếu họ trở thành những công nhân công nghệ bình thường thôi, lương của họ cũng sẽ cao hơn nhiều.

Tuy nhiên, ta chỉ làm được điều đó khi ta có được một hệ sinh thái về công nghệ, tức là phải có những viện nghiên cứu những công nghệ lõi về AI, Big data…, phải có những công ty sản xuất phần mềm, rồi có những nhà thầu phụ của họ… Sau này dần dần lại phát triển thêm ra những nhánh khác nữa.

- Thực ra cũng đơn giản lắm, bởi vì mình chỉ có trình bày với họ mong muốn mà nếu gọi to tát là tầm nhìn, và họ nhìn thấy rõ ràng rằng mình làm chí công vô tư thì họ ủng hộ thôi. Khi người ta nhìn thấy tầm nhìn đó là hợp tình hợp lý và nhìn thấy mình có thể làm được thì sẵn sàng mạo hiểm về với mình, chứ thực ra họ cũng đang yên ấm lắm.

- Cũng tại đây luôn (trụ sở của Tập đoàn Vingroup tại Hà Nội). Tôi nghe cô phó tổng giám đốc phụ trách về công nghệ thông tin nói là có anh Văn rất giỏi và cũng là người có khả năng có thể làm được. Thời điểm ấy anh Văn về nước và đang đi nghỉ ở Đà Nẵng. Tôi mới bảo cô phó tổng giám đốc vào Đà Nẵng gặp anh Văn và chia sẻ với anh ấy mong muốn của mình.

Cô ấy báo về với tôi là anh Văn muốn gặp anh Vượng để nghe thêm. Ok, gặp ngay. Thế là anh Văn ra Hà Nội. Tôi nói hết là mình muốn gì, như đã nói ở trên về chuyện quyết định chuyển sang công nghệ và tôi kết: “Anh có dám làm không?”. Anh Văn trả lời ngắn gọn: “Chơi thôi”!

Con người đấy (giáo sư Vũ Hà Văn) cũng rất tâm huyết. Anh ấy tâm sự rằng: “Tôi từ xưa đến nay rất muốn làm một cái gì đó cho đất nước nhưng mà chưa có điều kiện, chưa có cơ hội. Còn bây giờ tôi thấy là như thế này tôi có thể làm được”.

- Giáo sư Vũ Hà Văn chỉ là một trong nhiều giáo sư và nhà khoa học cùng tham gia với Vingroup. Vingroup cũng đã thành lập hội đồng khoa học mà nhiều giáo sư đã nhận lời tham gia như: GS Dương Nguyên Vũ (Air traffic control, AI, NTU, Singapore), GS Ngô Bảo Châu (Mathematics, U. Chicago), GS Phan Dương Hiệu (Cryptography, U. Limoges, France), GS Trần Duy Trác (Electrical Engineering, Machine Learning, AI, John Hopkins), GS Đỗ Ngọc Minh (Electrical Engineering, Machine Learning, AI, UIUC), GS Nguyễn Thục Quyên (BioChemistry, UC Santa Barbara)…

Trong thời gian sắp tới, chúng tôi sẽ thành lập Viện Nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) với sự dẫn dắt của một tiến sĩ người Việt Nam trong chuyên ngành AI mà cộng đồng thế giới và cả Việt Nam cũng biết đến nhiều.

Ngoài ra, có một vài nhân sự cao cấp Việt kiều hiện đang là những người kiến trúc chính cho Microsoft - chuyên về điện toán đám mây cho doanh nghiệp - cũng sẽ đồng hành với chúng tôi trong công cuộc nghiên cứu, xây dựng sản phẩm công nghệ Việt Nam ở tầm quốc tế.

Riêng trong Viện Big Data dẫn dắt bởi giáo sư Vũ Hà Văn, nhiều giáo sư, nhà khoa học giỏi cũng đã tham gia cùng nghiên cứu tại viện và ngày một nhiều thêm.

- Đúng vậy, các anh trí thức ở nước ngoài về đây nói rõ luôn không phải vì tiền, vì lương mình trả ban đầu có trường hợp còn thấp hơn so với những gì họ nhận ở nước ngoài.

Có những bạn chuyên gia đang làm cho nước ngoài, làm được rất nhiều thứ nhưng đều phải đứng dưới tên của người nước ngoài, vì vậy họ muốn về với chúng tôi để được cống hiến, để được chính danh.

Giống như mô hình Holdings của Vingroup thôi. Tức là các công ty con của Vingroup hoạt động hoàn toàn độc lập, chỉ chịu sự lãnh đạo về đường hướng chiến lược…

Cụ thể là ban lãnh đạo Vingroup phê duyệt chiến lược, phê duyệt kế hoạch và ngân sách, phê duyệt hệ thống KPIs, bộ tiêu chuẩn, các quy định chung, xong là các cơ sở tự làm. Chúng tôi chỉ giám sát, đánh giá và hỗ trợ khi cần, còn mình không trực tiếp tham gia công việc, trừ khi thấy chết thì phải xông vào cứu, không thì thôi.

- Thực ra bây giờ đã có những công ty bắt đầu sản xuất phần mềm. Chúng tôi đặt cho thời hạn 6 tháng bắt đầu là phải ra những phần mềm đầu tiên. Còn có những phần mềm dài hạn hơn, ví dụ như anh Văn thì bảo “cho tôi khoảng 2 năm thì bắt đầu sẽ có những sản phẩm AI đầu tiên”.

Tức là mỗi một công ty sẽ có một nhóm kế hoạch và tôi nói các anh chủ động, xây dựng cho tôi cái kế hoạch rõ ràng là sau bao nhiêu lâu tôi có cái gì. Như công ty đầu tiên đang bắt đầu tập trung viết phần mềm quản trị cho Vinpearl. Hệ thống khách sạn hiện nay có đến gần 60 phần mềm quản trị. Từng nghiệp vụ nhỏ trong đấy là một phần mềm, quá manh mún.

Ngay cả phần mềm quản trị khách sạn tốt nhất thế giới hiện nay mà chúng tôi đã mua và đang sử dụng cũng chỉ có một số module nhất định, đi kèm với nó là hàng chục phần mềm khác. Tôi yêu cầu phấn đấu viết một phần mềm chập tất tần tật 50-60 phần mềm kia thành một.

Vingroup có một thuận lợi cho các công ty sản xuất phần mềm là có hệ sinh thái các dịch vụ. Giả sử anh bây giờ đi viết phần mềm cho khách sạn thì anh phải học xem khách sạn làm thế nào để nắm được quy trình của nó. Thế còn nếu là các công ty nội bộ thì không phải học gì cả, anh cử đội xuống khách sạn ngồi luôn.

Đội phần mềm và đội vận hành tương tác với nhau hằng ngày, vẽ ra xem đầu vào như thế nào, quy trình như thế nào và đầu ra cần như thế nào. Như vậy thì các việc sẽ làm được rất nhanh.

Chúng tôi muốn xây dựng được một phần mềm quản lý khách sạn không chỉ hiệu quả cho Vingroup, mà còn có khả năng ứng dụng rộng rãi cho các chuỗi khách sạn khác trên thế giới. Nên tóm lại sau khoảng 5 năm nữa là cùng, tôi tin các công ty sẽ có những kết quả rất nét.

- Trường đại học thực ra là dự án chúng tôi ấp ủ rất lâu, tiến hóa cùng với cách tư duy và sự phát triển của Vingroup. Vì thế, ban đầu chúng tôi dự định xây dựng một trường đại học tốt của Việt Nam, nhưng đến thời điểm này thì lại hướng đến mục tiêu là trường đại học tốt trên thế giới, phấn đấu sau 20-30 năm nữa sẽ vào top 30-50 trường hàng đầu thế giới.

Mô hình Trường đại học VinUni

- Chúng tôi muốn tập trung vào khoa học công nghệ, y tế và quản trị kinh doanh.

- Đúng vậy. Muốn làm đẳng cấp thì mình phải làm phi lợi nhuận, tức là mình chỉ có bỏ tiền ra đầu tư thôi. Và nếu đi theo hướng là một trường đại học đẳng cấp quốc tế thì phần đầu tư cho nghiên cứu phải rất lớn, nếu không sẽ bị trừ điểm và không đạt được chất lượng mong muốn.

- Nói đến cùng thì Vingroup đã phải là có nhiều tiền đâu để thực hiện hàng loạt dự án lớn như thế. Mình cũng phải đi vay và cứ phải lấy miền xuôi nuôi miền ngược để mà chiến đấu thôi. Nhưng các dự án đều có tính thuyết phục cao nên mới vay được và lúc nào cũng phải vay đến 50-70 nghìn tỉ, đâu phải là ít đâu.

- Đúng là tôi đọc rất nhiều nhưng cách đọc cũng rất khác, tức là thường xem mục lục, xem mục nào hay thì đọc, cái nào mà không hiểu hoặc thấy quan trọng thì có thể đọc đi đọc lại vài ba lần.

Ngày còn nhỏ tôi thích sử, đọc sách sử. Bố tôi rất tự hào về con trai vì Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê mình thuộc làu làu. Nhưng khi lớn lên thì chuyển dần. Hồi đại học thích đọc tiểu thuyết, còn bây giờ là sách quản trị và sách công nghệ. Sách công nghệ thì không phải là chi tiết về công nghệ, mà là xu hướng, những tổng kết về công nghệ.

- Tùy duyên thôi (cười). Hôm nào về đến nhà không quá mệt thì đọc, còn nếu không thì ngồi xem tivi cùng với con gái một lúc, rồi đi ngủ. Cách làm của tôi là nếu đã làm thì sẽ tập trung hết sức vào việc. Tôi họp nhiều nhưng nhanh lắm. Chỉ 10-15 phút thôi, buổi nào nhiều mới là nửa tiếng. Làm việc nhiều và liên tục nên về đến nhà là cũng mệt nhoài rồi.

- (Cười) Đấy cũng là một cuốn (Từ tốt đến vĩ đại - tên một cuốn sách nổi tiếng của Jim Collins) mà tôi tặng cho các cán bộ của mình đọc, cũng như đã mang ra giảng nhiều lần cho nhân viên. Bởi trong đó có một thứ gần như văn hóa của Vingroup là tinh thần kỷ luật, tư tưởng kỷ luật.

Trong cuốn đó ghi rất rõ là muốn thành công phải có tư tưởng kỷ luật và hành động kỷ luật. Tôi xây dựng văn hóa của Vingroup đúng 3 điểm: một là yêu nước, hai là kỷ luật, ba là văn minh. Chốt lại có đúng 3 từ đấy thôi.

Tôi chỉ là người thích làm thôi. Kể cả họp nội bộ tôi cũng kiệm lời lắm, không nói nhiều đâu. Mình không thích nói nhiều, đặc biệt là không thích xuất hiện, nên cho tôi đóng góp bằng kết quả công việc vậy.

- Là dân. Là người dân (cười). Hồi ấy, người ta đồn tôi là mafia ở Nga về. Chán không thấy mafia, không thấy chém giết gì thì đồn là buôn ma túy. Xong mãi không thấy manh mối gì thì mới đồn sang cái khoản chết chóc. Mỗi năm dư luận đồn mình chết một lần, thậm chí vài lần.

Tôi chỉ là một người bình thường thôi. Tôi đi học ở Liên Xô, rồi ở lại làm việc. Bắt đầu khởi nghiệp thực ra là từ năm thứ 3 đại học. Ở Matxcơva, tại Dom 5, mình cũng đi thuê một cái phòng để bán hàng nhưng buôn bán kém, cứ càng buôn càng lỗ. Sau đó mới mở cái nhà hàng tại Dom ấy luôn.

Đến đoạn sau thì nhập hàng từ Việt Nam sang. Hồi ấy buôn áo gió là đỉnh điểm, ban đầu kiếm được nhiều tiền lắm. Nhưng cuối cùng cũng lại mất sạch. Phá sản luôn ấy. Vì khi thị trường đi xuống mình phản ứng không đúng và không kịp. Sinh viên đã có kinh nghiệm gì đâu nên mới bị phá sản. Khi rời Matxcơva đi xuống Kharkov vẫn còn nợ 40.000 USD.

- Mình nhạy hơn với thị trường. Mình “ăn đòn” nhiều nên khôn hơn.

- Mình nhạy hơn với thị trường. Mình “ăn đòn” nhiều nên khôn hơn.

- Gia đình đương nhiên là rất quan trọng rồi. Gia đình giúp cho mình cân bằng trong cuộc sống, nói cho cùng đó cũng là hạnh phúc tuổi già. Khi đó không phải là tiền mình có bao nhiêu, mà đội ngũ xung quanh mình: đầu tiên là gia đình, sau đó là anh em, bạn bè, là chỗ tình nghĩa để chia sẻ, để khỏi cô đơn, cô độc. Quan điểm của tôi từ xưa đã nghĩ thế rồi. Tôi không đi về lượng, mà tôi đi về chất.

- Quan điểm của tôi là các cháu phải chịu khó lao động, yêu lao động và phải rèn luyện. Như cậu con trai đầu, ngày xưa ở bên Ukraine sân nhà tôi rất rộng, đến mùa hè tôi mua một xe gạch về đổ xuống sân.

Cháu và mấy đứa bạn nữa cứ chở từ đầu này đến đầu kia sắp xếp xong là được 100 đô, cứ như vậy làm miệt mài cả mùa hè. Ngay bây giờ cũng thế, cũng phải lao động. Như con bé út nhà tôi bây giờ cũng thế, ăn cơm xong là phải đi dọn bát, làm việc nhà.

Quan điểm của tôi là không bắt sau này các con phải ôm công việc của bố. Các con yêu thích và có năng lực đến đâu thì làm đến đấy, không thì thôi, không thể hủy hoại cái sự nghiệp mà bao nhiêu người tâm huyết xúm lại làm mới ra được.

Ngay cái anh này (ông khoát tay chỉ cậu con trai đầu đang ngồi bên cạnh mình) bây giờ cũng phải đi làm hùng hục, đi công tác suốt ngày, đi xuống cơ sở ngồi làm, không thể khệnh khạng được.

- Ươm mầm (cười). Đây là cơ hội để cho anh ấy học hỏi. Nghe xem các chú các bác, rồi bố làm việc như thế nào. Chứ bình thường bạn ấy toàn tiếp xúc với đội trẻ hơn mình thì khó vươn lên được (con trai ông Vượng hiện cũng làm việc ở Tập đoàn Vingroup - NV).

- Ngày xưa là câu chuyện cơm áo gạo tiền. Đầu tiên khi đi làm là muốn kiếm tiền giúp bố mẹ đỡ nghèo đỡ khổ. Sau này có tí tiền lên thì để mình sống một cách thoải mái sung túc, vợ con đề huề. Dần dần lớn lên nữa thì công việc là đam mê. Và đến giờ mục tiêu cuối cùng là làm được cái gì đó cho đời .

Ví dụ như bây giờ mục tiêu là phải có được một thương hiệu công nghiệp tốt. Hyundai làm được, Toyota làm được, tại sao Việt Nam mình không làm được? Mỹ có Microsoft, có Apple… tại sao mình không có được?

Cứ cho là mình không phải là số 1 nhưng bét ra cũng vào top 5, top 10 đi. Những cái đó sẽ mang lại thương hiệu cho đất nước mình. Tóm lại, tôi muốn làm sao để đất nước mình được người ta biết đến ở khía cạnh trí tuệ, đẳng cấp.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Theo Tuổi trẻ Online

Được quan tâm

Tin mới nhất