Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Thực hư thông tin uống nước chanh - gừng - sả có tác dụng ngừa Covid-19?

Facebook Bác sĩ Dung Theo dõi Saostar trên google news

Trên thực tế, hiện nay, ngoại trừ các vắc xin được cấp phép sử dụng, chưa có khuyến cáo về thuốc, thức ăn, nước uống nào có khả năng ngăn ngừa dịch Covid-19.

Trước tình hình dịch Covid- 19 diễn biến căng thẳng, phức tạp nên khiến nhiều người dân lo lắng, tìm cách tự chăm sóc sức khỏe tại nhà để nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa vi rút xâm nhập. Trong đó có việc nhiều người dân truyền tai nhau thông tin sử dụng chanh, sả, gừng để uống và xông mũi họng có tác dụng ngăn ngừa vi rút. 

Từ đây, đẩy giá cả các loại thực phẩm này lên cao, tạo sự thiếu hụt hàng hóa. Đáng chú ý, việc sử dụng sai cách công thức nước uống từ chanh, sả, gừng còn đem lại nhiều phản ứng có hại.

Thực hư thông tin uống nước chanh - gừng - sả có tác dụng ngừa Covid-19? Ảnh 1
Nhiều người dân truyền tai nhau hỗn hợp nước uống gồm chanh - gừng - sả có thể ngăn ngừa vi rút xâm nhập.

Trên thực tế, hiện nay, ngoại trừ các vắc xin được cấp phép sử dụng, chưa có khuyến cáo về thuốc, thức ăn, nước uống nào có khả năng ngăn ngừa dịch Covid- 19.

Các chuyên gia cho biết, hỗn hợp nước ấm, chanh, sả, gừng có thể giúp cải thiện sức khỏe và giúp tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên, chúng ta nên tiêu thụ ở mức độ vừa phải chứ không nên lạm dụng. 

Riêng đối với một số trường hợp có bệnh nền, trước khi sử dụng hỗn hợp này phải hỏi ý kiến bác sĩ.

Theo bác sĩ Phạm Thị Thanh Dung - Chuyên khoa Y học cổ truyền:

- Chanh (citrus aurantifolia) chứa lượng vitamin C rất lớn cũng rất tốt cho việc cung cấp lượng vitamin C cho cơ thể, tuy nhiên vị chua từ chanh lại ảnh hưởng đến người có bệnh lý dạ dày làm tăng acid trong dạ dày. Ngoài ra do uống nhiều nước chanh với lượng vitamin C sẽ kích thích đi tiểu nhiều lần có thể làm cho cơ thể mệt mỏi.

- Sả (Cymbopogon nardus Rendl) thành phần chủ yếu là tinh dầu, sả có vị cay tính ấm. Cho nên tinh dầu sả hổ trợ khá tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên nếu nấu nước sả uống thay nước lọc uống lâu dài và nhiều ngày liên tục sẽ tăng cảm giác nóng vùng dạ dày, ợ nóng hiện tượng này lại dẫn đến nguy cơ tình trạng trào ngược dạ dày- thực quản. Ngoài ra do sả chứa nhiều tinh dầu nếu uống nhiều gây ra nóng trong người, mắt đổ ghèn hoặc nổi mụn nhọt trên mặt.

- Gừng (Zingiber offcinale Rosc) Trong đông y gọi là sinh khương. Vị cay, tính ôn ấm. Tác dụng phát hàn, ôn trung, chữa nôn. Hay dùng để chữa các bệnh ngoại cảm người cơ địa hàn bụng đầy trướng tiêu chảy, đàm ẩm sinh ho. Tuy nhiên nếu sử dụng lâu dài gừng có vị cay nóng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày và tiêu hóa, thậm chí gây ra táo bón, nóng rát hậu môn khi đại tiện.

Cũng theo bác sĩ Dung, việc sử dụng nấu nước chanh+ sả + gừng nấu nước uống liên tục thay nước lọc là không nên, chúng ta có thể đưa vào khi chế biến các món ăn vừa kích thích ăn uống ngon miệng ví dụ các món ăn dùng gừng sả như : gà kho sả, vịt kho gừng,... Còn nếu uống chỉ nên uống xen kẽ trong tuần không nên ngày nào cũng uống có thể trong tuần uống 2_3 ly trà gừng, trà cam sả, hoặc nước chanh sả gừng.

Ngoài ra, chúng ta có thể bổ sung vitamin C trong các loại trái cây như cam, chảnh, bưởi, ổi.... Kèm theo việc ăn các loại rau củ hàng ngày, trái cây tươi cũng cung cấp đủ lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể.

Bác sĩ Dung cũng lưu ý, sử dụng vitamin c dạng viên sủi không dùng quá 2000mg/ngày và không tự ý dùng liên tục nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Trong tình hình dịch bệnh như hiện nay chúng ta cố gắng giữ bình tĩnh trước những thông tin chia sẻ tràn lan trên mạng. Đồng thời, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc hoặc các thực phẩm chức năng khác. 

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Facebook Bác sĩ Dung

Được quan tâm

Tin mới nhất