Cơn bão số 16 (Tembin) trong 4 ngày qua đã khiến người dân các tỉnh phía Nam mất ăn, mất ngủ vì lo ứng phó khi bão về. Bởi cường độ cũng như hướng đi của bão Tembin được dự đoán là khó lường và tăng cấp khi tiến vào biển Đông. Từ một cơn bão được đánh giá có cấp độ rủi ro cao và từng được ví là mạnh hơn “thảm họa” Linda 1997 nhưng rồi bão Tembin bất ngờ suy yếu khi vượt qua Trường Sa.
Bão Tembin suy yếu nhưng không thể chủ quan
Cụ thể, khi bão Tembin đạt cường độ mạnh nhất vào đêm 24.12 với sức gió giật cấp 14,15. với sức gió uy hiếp hầu hết các tỉnh miền Tây Nam Bộ, Hàng trăm nghìn người dân đã được di dời đến nơi trú bão an toàn, nhà cửa được chằng chống trước giờ bão đến. Tuy nhiên, bão Tembin bất ngờ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, người dân miền Nam thoát bão trong gang tấc.
Lúc 4h ngày 26.12, tâm áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ bão số 16 - Tembin) nằm ngay trên vùng biển ven bờ Bạc Liêu, Cà Mau. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão áp thấp nhiệt đới ở cấp 6-7 (40-60 km/h), giật cấp 9. Vùng biển các tỉnh từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Cà Mau và trên đất liền các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau còn có gió giật cấp 6.
Lý giải cho sự thay đổi bất thường trong đường đi của bão Tembin, ông Lê Thanh Hải - Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, đường đi của bất kỳ cơn bão nào cũng đều không thẳng tắp, mà nó thường đi dích dắc, có lúc lên có lúc xuống, nhìn chung là uốn lượn.
“Về câu hỏi tại sao cơn bão số 16 lại lượn xuống dưới một chút như hôm nay, thì đó là do ảnh hưởng của không khí lạnh. Cũng giống như cơn bão số 15, không khí lạnh tràn xuống đã khiến nó dạt xuống tận Malaysia. Bão số 16 đúng là có ngoặc lên, ngoặc xuống một tí trong những ngày qua nhưng cơ bản vẫn giữ hướng Tây”, ông Hải giải thích.
Hoàn lưu sau bão - những cơn số gây ám ảnh ở Philippines
Ngày 22/12, bão Tembin càn quét qua đảo Mindanao nơi có khoảng 20 triệu người sinh sống khiến hơn 200 người thiệt mạng, 144 người mất tích, 40,000 người phải bỏ nhà cửa đến nơi di dời tránh bão. Con số thống kê ban đầu ước tính khoảng 70,000 người bị ảnh hưởng bơi cơn bão Tembin.
Theo BBC đưa tin, sau khi bão Tembin đi qua, đội cứu hộ vẫn chưa thể tiếp cận khu vực thiệt hại nặng nề sau bão trên đảo Mindanao do mưa lớn, mất điện và đường sá bị cô lập.
Sở dĩ con số thống kế tang thương tại Philippines gây ám ảnh đến vậy là do người dân phớt lờ cảnh cáo yêu cầu phải di dời khỏi khu vực ven biển, ven suối dẫn đến việc sạt lở đất, lũ quét khiến nhiều người bị cuốn trôi, mất tích.
Vì vậy, tại những tỉnh thành phía Nam, mặc dù cơn bão số 16 đã đang dần suy yếu thành áp thấp nhiệt đối với và bị đẩy ra khu vực Biển Đông của Nam bộ nhưng người dân các tỉnh bị cảnh báo vẫn luôn phải cảnh giác cao độ, đề phòng có diễn biến bất ngờ như: Vòi rồng, lốc xoáy xay ra. Riêng ở những vùng bị ảnh hưởng bởi cơn bão Tembin như TP.HCM hay Bà Rịa - Vũng Tàu khả năng sẽ có gió giật cấp 4,5 cao nhất là cấp 6.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh, ở vùng biển từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận (bao gồm cả đảo Phú Quý) có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3. Trong bản tin mới nhất của trung tâm khí tượng thủy văn trung ương, tại các tỉnh Bình Định, Phú Yên cảnh báo lũ quét, sạt lở đất và ngập úng.
Cảnh báo sạt lở, lũ quét, ngập úng ở Bình Định - Phú Yên - Khánh Hòa
Theo dự đoán của trung tâm khí tượng thủy văn trung ương, trong 03 giờ qua, ở khu vực từ Bình Định đến Khánh Hòa đã xuất hiện mưa to, một số điểm mưa rất to như Hòa Thịnh (Phú Yên) 75,2mm.
Cảnh báo: Trong 6h tới, các tỉnh từ Bình Định đến Khánh Hòa tiếp tục có mưa to.
Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ở vùng núi và ngập úng cục bộ ở vùng trũng thấp các tỉnh từ Bình Định đến Khánh Hòa. Đặc biệt là các huyện: Phú Yên: Sông Cầu, Tuy An, Sơn Hòa, Sông Hinh, Tây Hòa và Phú Hòa. Khánh Hòa: Khánh Sơn, Ninh Hòa.