Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Thể thao thành tích cao: Hào quang và những giọt nước mắt

Hoàng Xuân Vinh 2 lần làm nên lịch sử trong một kỳ Thế vận hội cho thể thao Việt Nam, điều mà trước anh chưa ai làm được. Để có nụ cười ngày hôm nay, anh đã phải trải qua những tháng ngày khổ luyện, và cả những giọt nước mắt tiếc nuối.

Có thể nói, sau khi đoạt Huy chương vàng bộ môn bắn súng do Hoàng Xuân Vinh xác lập, người hâm mộ bắt đầu quan tâm hơn đến các vấn đề “hậu trường”. Hàng loạt những câu chuyện bên lề được đưa lên mặt báo, thông tin tràn ngập. Có những bài báo nói về sự khổ luyện của vận động viên Hoàng Xuân Vinh trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn, thậm chí súng thi đấu phải đi mượn,… nhưng tựu chung lại, người hâm mộ đều hiểu rằng, ở một đất nước còn nghèo, còn quá nhiều việc phải lo toan thì đầu tư cho thể thao như những năm vừa qua cũng đã là sự nỗ lực và quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước. Chính cá nhân Hoàng Xuân Vinh từ khi đoạt Huy chương vàng, cũng chưa một lần “than phiền” về quá trình luyện tập, mà ngược lại, anh còn bày tỏ sự cảm ơn đến Nhà nước, đến Quân đội và người hâm mộ đã tạo điều kiện và cổ vũ mạnh mẽ để anh có thể hoàn thành sứ mệnh của một vận động viên trên đấu trường thể thao quốc tế.

a

Hoàng Xuân Vinh - Niềm tự hào của Thể thao Việt Nam.

Hoàng Xuân Vinh giành HCB nội dung 50m súng ngắn bắn chậm

Sự khiêm tốn và lòng đam mê cũng như tinh thần trách nhiệm và sự khổ luyện của Hoàng Xuân Vinh đã giúp anh gặt hái được thành công tuyệt vời như ngày hôm nay. Có lẽ, nụ cười của xạ thủ khi 2 lần bước lên bục vinh quang, trong đó có 1 lần Quốc ca Việt Nam được vang lên trang trọng, thiêng liêng chính là phần thưởng cho những tháng ngày dài miệt mài tập luyện, cũng như “trả nợ” cho những giọt nước mắt cay đắng, tiếc nuối của những lần thất bại trước đó.

Hoàng Xuân Vinh giành HCV nội dung 10m súng ngắn bắn chậm. Đây là thành tích cao nhất từ trước đến giờ của Thể thao Việt Nam tại Thế vận hội mùa hè.

Hoàng Xuân Vinh giành HCV nội dung 10m súng ngắn bắn chậm. Đây là thành tích cao nhất từ trước đến giờ của Thể thao Việt Nam tại Thế vận hội mùa hè.

Ít ai biết rằng, Hoàng Xuân Vinh đã từng ngồi khóc trong cô độc giữa nhà thi đấu, khi cả đoàn đã đi về bởi anh đã bắn trượt phát đạn cuối tại Asian Games 2010. Nỗi buồn bã, thất vọng ấy, sự tiếc nuối đôi khi trở thành nỗi đớn đau ấy, không chỉ Hoàng Xuân Vinh mà chắc chắn nhiều, rất nhiều vận động viên đã từng nếm trải.

Khoảnh khắc Hoàng Xuân Vinh nhận HCV Olympic

Có những vận động viên cả đời khổ luyện nhưng chưa chắc đã được một lần đứng lên đỉnh vinh quang. Có những bộ môn như thể dục dụng cụ phải vào môi trường thể thao từ khi còn rất nhỏ, thậm chí mới 5-6 tuổi nhưng “tuổi thọ” của vận động viên cũng chỉ kéo dài trong phạm vi 10 năm. Thử nghĩ xem, với 16 năm miệt mài khổ luyện, xa nhà, xa bạn bè và gánh một khối lượng tập luyện vô cùng lớn, rồi học xong đi thi đấu, may mắn lại không mỉm cười, rồi tham gia vài giải đấu, cuối cùng giải nghệ.

Để đạt được thành tích này là sự khổ luyện của Hoàng Xuân Vinh.

Để đạt được thành tích này là sự khổ luyện của Hoàng Xuân Vinh.

Nhưng có những vận động viên, từng đoạt Huy chương vàng quốc tế, mang vẻ vang về cho Tổ quốc, rồi khi giải nghệ cũng lại lâm vào ngõ cụt bởi số phận đen đủi, như trường hợp “nữ hoàng điền kinh” Vũ Bích Hường. Con trai út bị bệnh, chồng chết vì ung thư, chị thì không may bị tai nạn, số phận dường như đã quá nghiệt ngã đối với chị - người phụ nữ đã kiên cường vượt qua biết bao khó khăn để tập luyện giành thành tích cao trên đấu trường quốc tế. Bị liệt sau tai nạn, nhưng với nghị lực phi thường của một người từng là “nữ hoàng điền kinh” Việt Nam, chị lại tiếp tục con đường giành “huy chương” nhưng không phải là thành tích thể thao mà là khôi phục lại đôi chân của mình để nó có thể đi lại bình thường. Một con đường dài và gian nan không kém những lần khổ luyện để chinh phục những đỉnh cao mới khi còn “đương thời” của chị.

3

“Nữ hoàng điền kinh” Vũ Bích Hường từ khi giải nghệ lân vào cuộc sống khó khăn.

Hay như Ánh Viên của ngày hôm nay, khi cô gái vàng của bơi lội Việt Nam không giành được thành tích cao trên đấu trường Thế vận hội. Nụ cười của người hâm mộ khi Hoàng Xuân Vinh lập nên kỳ tích cho thể thao Việt Nam, sẽ là niềm vui và tự hào của cả dân tộc. Nhưng rất có thể, ít ai để ý đến những giọt nước mắt buồn bã, tiếc nuối của Ánh Viên khi thất bại trên đường đua xanh. Và rất có thể, cô gái nhỏ ấy đã khóc “lủi thủi” một mình giống như Hoàng Xuân Vinh của Asean Games 6 năm về trước.

Ánh Viên cũng là niềm tự hào của Thể thao Việt Nam.

Ánh Viên cũng là niềm tự hào của Thể thao Việt Nam.

Thể thao chẳng khác nghệ thuật là mấy, đầy vinh quang nhưng cũng không ít nước mắt. Tuy nhiên, vì là loại hình vận động nên sự tập luyện của những vận động viên thể thao đôi khi phải trả giá bằng những tai nạn mang di chứng cả đời, thậm chí là mạng sống. Để được vài phút đứng trên đỉnh vinh quang, nhìn thấy lá cờ đỏ sao vàng kéo lên cùng tiếng Quốc ca hùng tráng đầy tự hào dân tộc, các vận động viên đã phải đánh đổi bằng những tháng ngày gian nan khổ luyện. Vì thế, ngay cả khi họ thất bại, rất cần được người hâm mộ cảm thông, chia sẻ, động viên để họ thấy rằng, xã hội luôn trân trọng những điều họ đã làm, ghi nhận những đóp góp của họ cho sự phát triển của thể thao nước nhà.

Chiến thắng là đích đến của mỗi vận động viên. Và để đạt được điều ấy, các vận động viên đều quyết tâm cao độ. Không chỉ bằng đam mê mà còn là trách nhiệm, đôi khi là sứ mệnh dân tộc. Người hâm mộ hãy là động lực để giúp họ có thêm sức mạnh chinh phục đỉnh cao, và cũng hãy là nơi bình yên, chia sẻ nếu chẳng may họ “tay trắng” trở về!

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Ngô Bá Lục

Được quan tâm

Tin mới nhất
Ngọc Trinh diện váy ngắn gợi cảm