Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Thanh niên trai tráng thi nhau giã gạo, đốt lửa thổi cơm giữa sân đình

Ngay gần trung tâm Hà Nội, ở làng Thị Cấm, xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm có 1 lễ hội rất độc đáo truyền lại từ xa xưa - đó là thi nấu cơm. Những người đàn ông khỏe nhất được huy động để giã gạo trong khi những người nhanh nhẹn, thông minh lại chuyên trách nhiệm vụ nhóm lửa.

Ngày nay, ai nấy đều quen với việc cho gạo, nước vào nồi điện nấu cơm tự động nên chuyện giã gạo, sàng sẩy rồi vo sạch, cho vào nồi đất/gang thổi bếp rác trở nên khá lạ lẫm. Vì vậy, hội thi nấu cơm ở Thị Cấm như 1 dịp giúp khơi gợi lại ký ức xa xưa. Đến đây, người ta sẽ được quay ngược thời gian, trở lại với quá khứ lịch sự truyền thống của cha ông.

Theo nhiều người cao tuổi địa phương, lễ hội thổi cơm này bắt nguồn từ việc tưởng nhớ công của tướng quân Phan Tây Nhạc. Tương truyền, vào đời Hùng Vương thứ 18, khi Phan Công Tây Nhạc Đại Vương hành quân qua Thị Cấm dẹp giặc nhà Thục, dân làng đã kéo lửa thổi cơm chi viện viện quân lương, đồng sức đồng lòng cùng quân đội chống giặc.

Sau đó đất nước được thái bình, tướng Phan Công ở lại dạy dân làng trồng dâu nuôi tằm, dệt vải. Sau khi ông mất, dân làng đã tôn ông làm Thành hoàng làng và hàng năm vào ngày mùng 8 Tết, thường mở hội thổi cơm thi để nhắc nhở con cháu tưởng nhớ đến công ơn xưa.

Bắt đầu cuộc thi sẽ có 4 bạn trẻ thi chạy ra giếng làng lấy nước cho người lớn ở nhà chuẩn chị các công đoạn cho việc thổi cơm. Trước 11 giờ trưa, 4 đội thi phải hoàn tất những công việc chuẩn bị để bước vào cuộc tranh tài với 3 phần thi là kéo lửa, chạy lấy nước và giã thóc thành gạo nấu cơm.

Đây là lễ hội vui, mang nhiều màu sắc truyền thống và rất được yêu thích ở Hà Nội. Dưới đây là một số hình ảnh PV ghi nhận:

Trước 11 giờ trưa, 4 đội thi phải hoàn tất những công việc chuẩn bị.

Mỗi đội thi cử ra một thiếu niên tham gia thi chạy đến giếng làng lấy nước về nấu cơm.

Bắt đầu cuộc thi, mỗi đội sẽ có 4 người nam tham gia kéo lửa. Họ mang theo một nắm rơm vò nát làm bùi nhùi mồi lửa.

Lửa bùng lên, người ta dùng mồi lửa này để thổi cơm.

Những người đàn ông khỏe mạnh của đội sẽ cho thóc vào cối đá và giã.

Giã gạo phải đảm bảo thật khéo léo sao cho hạt gạo không bị dập, nát.

Gạo được cho ra sàng.

Những người phụ nữ sẽ khéo léo sàng, sẩy để lọc bụi và sạn.

Gạo sàng xong sẽ được đem vo sạch.

Người dân vây kín mít xem các đội thi nấu cơm.

Nồi cơm được các đội ủ bằng tro rơm khoảng 20 phút cho cơm chín đều.

Sân đình đầy mùi khói rơm dạ và mùi cơm nấu chín trong nồi đất tỏa hương ngào ngạt.

Nồi đất được bày lên mâm nhôm.

Để chọn được niêu cơm ngon nhất, các bô lão trong làng căn cứ vào mùi thơm, độ trắng và độ dẻo của hạt cơm.

Nồi cơm ngon nhất sẽ được đưa lên cúng Thành hoàng. Sau khi kết thúc hội thi, các đội chia cơm cho dân làng để cầu mong một năm no đủ, an lành.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Vương Phi

Được quan tâm

Tin mới nhất