Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Vi phạm lệnh cấm tập trung đông người sẽ bị phạt 30 triệu đồng hoặc lên tới 12 năm tù

Định Nguyễn Theo dõi Saostar trên google news

Luật sư Đặng Văn Cường cho biết, trong trường hợp khi đã có lệnh cấm tập trung đông người để chống COVID-19, người nào vi phạm sẽ bị phạt đến 30 triệu đồng hoặc đến 12 năm tù.

Sáng ngày 26/3, theo ghi nhận, cả nước đã có 148 ca nhiễm COVID-19. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh cùng nhiều tỉnh thành trong cả nước đã có công văn gửi Giám đốc các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn.

Theo đó, tạm thời đóng cửa các cơ sở dịch vụ kinh doanh không cần thiết như dịch vụ karaoke, massage, quán bar, vũ trường, kinh doanh trò chơi điện tử, rạp chiếu phim, sân vận động, các môn thể thao đông người, quán cafe, nhà hàng, phòng gym… để hạn chế việc tụ tập đông người, trừ các cơ sở kinh doanh dịch vụ mặt hàng cần thiết như thực phẩm, xăng dầu, nhu yếu phẩm phục vụ đời sống hàng ngày.

Đồng thời, hạn chế tối đa việc tập trung đông người tại các đám hiếu, hỷ, giỗ, liên hoan sinh nhật, gặp mặt đông người khác. Các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự không tổ chức các hoạt động có tập trung đông người.

Luật sư Đặng Văn Cường.

Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng, khi đã có lệnh cấm tập trung đông người để chống COVID-19, ai vi phạm sẽ bị phạt đến 30 triệu đồng hoặc đến 12 năm tù.

Theo luật sư Cường, trường hợp địa phương đã có lệnh cấm kinh doanh, cấm tập trung đông người.. để chống COVID-19 mà người nào cố tình không chấp hành thì người vi phạm có thể bị phạt đến 10.000.000 đồng theo quy định tại khoản 4, điều 11, Nghị định 176/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế.

Theo đó, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi như không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch; Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh; Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng.

Trường hợp “Không thực hiện quyết định cấm tập trung đông người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch” thì người vi phạm sẽ bị xử phạt đến 30.000.000 đồng theo quy định tại khoản 6 của điều luật này.

Cụ thể như phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi không thực hiện yêu cầu kiểm tra và xử lý y tế đối với phương tiện vận tải trước khi ra khỏi vùng có dịch trong tình trạng khẩn cấp về dịch; Không thực hiện quyết định cấm tập trung đông người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch; Đưa người, phương tiện không có nhiệm vụ vào ổ dịch tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch; Không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực phẩm, thực vật và các vật khác có nguy cơ làm lây lan bệnh dịch sang người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch”.

Nghiêm trọng hơn, hành vi cố tình còn thể bị xử lý hình sự. Cụ thể như trường hợp vi phạm lệnh cấm tập trung đông người nơi công cộng mà còn dẫn đến hậu quả làm lây lan dịch bệnh đến mức phải công bố tình trạng dịch bệnh thì người vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 240 Bộ luật hình sự năm 2015 về Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm truyền nhiễm cho người với mức hình phạt cao nhất có thể áp dụng lên đến 12 năm tù, đồng thời phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đã gây ra đối với nhà nước, với tổ chức và cá nhân.

Luật sư Đặng Văn Cường cũng cho biết thêm là việc ban hành “lệnh cấm” phải bằng Quyết định của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp quận huyện hoặc Quyết định của chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố thuộc trung ương căn cứ vào quy định tại Điều 16, Điều 17, Nghị định 101/2010/NĐ-CP.

Nội dung của “lệnh cấm” tập trung đông người để phòng chống COVID-19 phải ghi rõ tập trung bao nhiêu người thì sẽ bị cấm (gọi là đông người), cấm với ai, cẩm ở đâu, cấm giờ nào… Lệnh cấm phải theo đúng thẩm quyền và đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản 4, điều 17 Nghị định 101/2010/NĐ-CP Của chính phủ về hướng dẫn luật phòng chống bệnh dịch truyền nhiễm năm 2007 thì mới có hiệu lực thực hiện.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Định Nguyễn

Được quan tâm

Tin mới nhất
Ngọc Trinh diện váy ngắn gợi cảm