Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Lời cuối của nữ sinh ĐH Bách Khoa được trao bằng tốt nghiệp danh dự: 'Má ơi, bữa nay con chết'

Cho đến tận bây giờ, dù con gái đã ra đi nhưng người mẹ vẫn không thể quên những lời trăng trối cuối cùng của nữ sinh đoản mệnh.

Mới đây, ĐH Bách khoa TP. HCM lần đầu tiên trong lịch sử trao bằng tốt nghiệp danh dự cho một sinh viên đã qua đời - Nguyễn Dạ Trầm (sinh viên kiến trúc khóa 2012). Có mặt tại buổi lễ tốt nghiệp, người mẹ của nữ sinh viên xấu số không cầm được nước mắt. Căn bệnh ung thư quái ác đã cướp đi của người phụ nữ này một cô con gái tài giỏi, đang sắp bước vào ngưỡng cửa mới của cuộc đời.

Cô Cao Thị Thùy Trang nhận bằng tốt nghiệp danh dự ngành kiến trúc thay cho con gái Nguyễn Dạ Trầm. Ảnh: Tuổi Trẻ.

Cô Cao Thị Thùy Trang nhận bằng tốt nghiệp danh dự ngành kiến trúc thay cho con gái Nguyễn Dạ Trầm. Ảnh: Tuổi Trẻ.

Căn bệnh ung thư quái ác

Tìm đến nhà của cô Cao Thị Thùy Trang (mẹ của Trầm), trong ngôi nhà nhỏ đơn sơ, đồ đạc được bố trí khá gọn gàng, tươm tất. Không gian này là nơi ba mẹ con cô Trang đùm bọc nhau giữa Sài Gòn hoa lệ.

Cô Trang kể về người con gái với tất cả niềm tự hào nhưng thấm đẫm nước mắt: “Trầm học giỏi, lại biết tự lập từ bé. Hồi đó mỗi chiều đi học về là nó phụ cô dọn hàng rồi ngồi bán với cô tới 1h sáng. Con bé sống ở Sài Gòn vậy chứ cách sống y như hồi ở quê Quảng Ngãi. Không có quần áo đẹp để mặc như bạn bè, nhưng con bé không hề mặc cảm, không đòi hỏi. Quần áo của nó trước giờ đều là do cô tự mua, có sao mặc vậy” - cô Trang chia sẻ.

Cô Thùy Trang rưng rưng nước mắt kể lại.

Cô Thùy Trang rưng rưng nước mắt khi kể về đứa con gái xấu số.

Theo lời cô, có những ngày phải đi học đến 7h tối rồi còn lo sinh hoạt Đoàn trường nhưng Trầm vẫn tranh thủ ghé qua phụ mẹ bán hàng, ăn uống và học bài ngay trên giảng đường. Người mẹ nghèo luôn cảm thấy ấm áp và may mắn vì có cô con gái biết yêu thương mẹ như thế.

Vừa học, Trầm vừa kinh doanh gối nệm trên mạng rồi dùng tiền đó trang trải học phí cũng như mua dụng cụ học tập. “Hồi đi học, con bé còn dạy thêm ngoài giờ. Dạy kèm hai đứa, một đứa cấp hai, một đứa cấp ba. Đi học rồi đi làm thêm về xong là nó tới lớp học để luyện thi TOEIC, chuẩn bị cho bài luận văn,” cô nhớ lại.

Suốt hơn 4 năm theo học tại trường, Trầm là một sinh viên học giỏi và năng động, tham gia rất nhiều sinh hoạt của nhà trường. Cô gái này là đội trưởng đội tuyển của trường tại Festival sinh viên Kiến trúc toàn quốc năm 2016.

Không cầm được nước mắt mỗi khi nhớ lại đứa con gái ngoan.

Cô Trang không cầm được nước mắt mỗi khi nhớ lại đứa con gái ngoan.

Cuối tháng 11//2016, một vài triệu chứng của căn bệnh quái ác bắt đầu xuất hiện. Những cơn đau thắt tim, những đêm nằm không ngủ được vì khó thở, cơ thể nổi hạch… nhưng nữ sinh vẫn cố gắng đến lớp nghe giảng, vẫn giúp mẹ như bình thường.

Mang trong mình căn bệnh ung thư trung thất giai đoạn cuối, cô gái nhỏ phải nằm lại bệnh viện hơn hai tháng. Không ăn được cơm, chỉ có thể húp cháo loãng nhưng Trầm luôn lạc quan mình sẽ khỏi bệnh và hoàn thành đề tài tốt nghiệp cùng các bạn.

“Hôm đó là thứ sáu, cô thấy nó bị sốt, tưởng là sốt xuất huyết nên đưa vào bệnh viện gần nhà cho nhanh. Nhưng các bác sĩ chuyển viện về Chợ Rẫy, sau khi siêu âm mới biết là có khối u ở tim. Ba nó lúc này đang ở quê, nghe tin xong là lật đật chạy vô liền.

Nằm viện vậy đó, nhưng nó không cho cô vô nuôi nó lâu. Cứ tới 4h chiều là kêu cô về nhà, để chuẩn bị cơm tối rồi còn đi bán đi buôn, nghỉ bán là không có tiền mà chạy chữa. Cô ra ngồi bán mà trong lòng không có yên, lo cho con mình nằm trong bệnh viện,” người mẹ kể lại.

Không gian nhỏ bé là nơi đùm bọc lẫn nhau của ba mẹ con suốt gần chục năm qua.

Không gian nhỏ bé là nơi đùm bọc lẫn nhau của ba mẹ con cô Trang suốt gần chục năm qua.

Cái Tết cuối cùng

Mặc dù theo cha mẹ vào Sài Gòn từ năm lớp 2, nhưng gia đình vẫn cố gắng sắp xếp thời gian để mỗi năm được về quê cho con cháu thăm ông bà và cô chú họ hàng. Cha của Trầm sau một thời gian sống ở Sài Gòn, thì trở về quê để chăn nuôi trồng trọt theo chương trình khuyến nông của địa phương.

Ở lại thành phố một mình, người mẹ tần tảo nuôi hai con khôn lớn. Có nhiều năm mãi đến khuya 30 Tết, cả nhà mới sửa soạn đồ đạc mà lên chuyến tàu muộn về quê. Về nghỉ ngơi được vài ngày, lại vội vã tay xách nách mang vào Nam, bắt đầu chuỗi ngày mưu sinh mới.

Nhưng cái Tết năm 2017 thì khác, gia đình cô Trang không về Quảng Ngãi mà ăn Tết ngay ở bệnh viện trong lúc tình trạng sức khỏe của Trầm ngày càng yếu đi.

Giấy tờ và bằng tốt nghiệp đại học của cô nữ sinh Dạ Trầm.

Giấy tờ và bằng tốt nghiệp đại học của cô nữ sinh Dạ Trầm.

“Hôm mùng 6 Tết, Trầm nói với cô là ngán cháo loãng rồi, hôm nay thấy trong người khỏe lại, má mua hamburger cho con ăn đi. Nói xong con bé bước xuống giường, đi đi lại lại trong phòng, rồi ra ngoài hành lang. Cô thấy vậy nên rất vui, nghĩ chắc đã bớt bệnh, đi mua đồ ăn cho nó,” cô kể lại.

Những tưởng gia đình được một cái Tết vui vẻ sau chuỗi ngày khốn khó, nhưng niềm vui vội vàng tắt mất. Tối hôm sau, mùng 7 Tết, khi cô Trang đang chuẩn bị nấu đồ ăn tối cho con, Trầm bất chợt nói với mẹ rằng: “Má ơi, bữa nay con chết”.

“Giờ má về phòng đi, má xếp đồ đem con về. Bữa nay con chết rồi má ơi,” Trầm nói trong sự bàng hoàng của mẹ. Cô Trang nhớ lại, lúc đó con gái cô rất tỉnh, không mê man như những ngày trước. Dù bất ngờ, nhưng người mẹ cũng đã biết trước được sẽ có ngày này, cô ngồi xuống và hỏi những nguyện ước sau cùng của con.

- Giờ con muốn về nhà mình thuê hay về nhà ông nội?
- Con muốn về nhà ông nội. Má kêu ba lên đi, rồi má về đi. Hôm nay con chết thiệt rồi.

Các bác sĩ cho biết, Trầm chỉ còn sống được vài tiếng nữa thôi, khuyên gia đình làm thủ tục xuất viện rồi đưa về nhà. Vào những giờ phút cuối đời, Trầm trở nên tỉnh táo hơn bao giờ hết.

Người em gái chính là niềm hy vọng của Trầm và là sự an ủi lớn của cô Trang.

Người em gái chính là niềm hy vọng của Trầm và là sự an ủi lớn của cô Trang.

Kẻ đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh

3 giờ sáng hôm sau, cha và các bác của Trầm vào đến bệnh viện. Bác Thành là cha của Trầm, khi vừa thấy con gái mình, vội vàng ôm hôn. Vì hoàn cảnh, hai cha con ít có thời gian được ở bên nhau. Cái ôm hôn đó tuy ngắn ngủi nhưng cũng thật dài. Bác để Trầm nằm yên trên giường bệnh, cô gái trẻ ra đi thật nhẹ nhàng.

Cô Trang mỗi ngày phải chở gần chục bao đồ khổng lồ đến chỗ bán. Bắt đầu từ chiều và chỉ kết thúc khi tối muộn.

Cô Trang mỗi ngày phải chở gần chục bao đồ khổng lồ đến chỗ bán. Bắt đầu từ chiều và chỉ kết thúc khi tối muộn.

Trầm chìm vào giấc ngủ ngàn thu trên giường bệnh, bên cạnh là cha mẹ và những người thân trong dòng họ. Thực hiện nguyện ước cuối cùng, bệnh viện tiêm thuốc vào cơ thể Trầm để bắt đầu chuyến đi kéo dài chục tiếng về đất nhà của ông nội ở Duyên Hải, Quảng Ngãi.

Về Sài Gòn sau những ngày đầu năm lo tang cho con gái, cô Trang tiếp tục cuộc mưu sinh. Nép mình tại một góc đường nhỏ phía trước một công ty, khách quen ghé mua, không giấu được sự lo lắng vì cô vắng mặt suốt bao tháng qua.

Tạm gác lại nỗi buồn, người mẹ kiên cường mỗi đêm bán từng chiếc gối niệm để lo cho tương lai của cô con gái nhỏ.

Tạm gác lại nỗi buồn, người mẹ kiên cường mỗi đêm bán từng chiếc gối niệm để lo cho tương lai cho cô con gái nhỏ còn lại.

Vì bán lâu năm và sản phẩm chất lượng cao, nên khách đến mua phần lớn là khách quen lâu năm.

Vì bán lâu năm và sản phẩm chất lượng cao, nên khách đến mua phần lớn là khách quen lâu năm.

Cô Trang vẫn từng đêm bày hàng ra lề đường bán. Mặc dù Trầm đã qua đời, nhưng cô vẫn còn niềm an ủi rất lớn là đứa con gái út. Cuộc sống vất vả là thế, nhưng mẹ con cô luôn có sẵn trong mình sự lạc quan và tin tưởng. Không vì khó khăn mà than vãn, mà phải kiên cường vượt lên chính mình.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Quang Niên

Được quan tâm

Tin mới nhất