Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Sự thật thông tin 'nữ bệnh nhân ở Trúc Bạch bị nhiễm COVID-19 phải thở máy, diễn biến xấu'

Định Nguyễn Theo dõi Saostar trên google news

Trước thông tin đăng tải hình ảnh một nữ bệnh nhân phải thở máy, diễn biến xấu cho rằng là nữ bệnh nhân thứ 17 nhiễm Covid-19, đại diện Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương khẳng định thông tin trên là sai sự thật.

Liên quan đến dịch virus Corona (COVID-19) ở Việt Nam, ngày 7/3 thông tin từ Bộ y tế cho biết, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương thông báo đã phát hiện thêm 2 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc lên 20 trường hợp.

Cùng ngày, mạng xã hội lan truyền hình ảnh một cô gái trong tình trạng bệnh nặng phải thở máy và cho rằng đó là hình ảnh của chị N.H.N (sinh năm 1993, hiện tạm trú tại số 125, phố Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) - bệnh nhân nhiễm COVID-19 thứ 17 được Bộ Y tế công bố tối 6/3.

Hình ảnh cô gái dây dợ quanh người, đang phải tiến hành những phương pháp điều trị tích cực nhất, gồm thở máy và đồn đoán là ca nhiễm tại Hà Nội khiến nhiều người lo lắng.

Hình ảnh đăng tải sai sự thật trên mạng xã hội

Trên thực tế, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khẳng định hình ảnh lan truyền trên mạng không phải là bệnh nhân mắc COVID - 19 đang điều trị tại viện, là hình ảnh giả mạo được gán cho bệnh nhân gây hoang mang dư luận.

Theo đại diện bệnh viện, lúc 17h30 cùng ngày bệnh nhân N. vẫn đang được cách ly đặc biệt và không phải thở máy.

Hình ảnh nữ bệnh nhân N. Đang được điều trị.

Bác sĩ điều trị cũng thông tin thêm, các bác sĩ cũng có lời khuyên bệnh nhân là cô gái trẻ này không dùng điện thoại trong quá trình cách ly, điều trị, tránh những ảnh hưởng xấu về tâm lý trước sự “giận dữ” của cộng đồng mạng, có thể khiến diễn biến tâm lý, sức khoẻ người bệnh bị ảnh hưởng.

Cộng đồng mạng phản ứng mạnh mẽ khi trong cuộc họp khẩn tối 6/3 tại Hà Nội, cơ quan chức năng xác nhận bệnh nhân về Việt Nam rạng sáng ngày 2/3, sau đó có sốt, nghĩ đến nguy cơ mình mắc bệnh COVID - 19 nhưng không thông báo với cơ quan y tế.

Theo báo cáo của Bộ y tế, ngày 15/2, bệnh nhân N. bay từ Nội Bài đi London thăm gia đình, ở chơi với gia đình 2 ngày đến 18/2 đi sang Milan (Ý), bệnh nhân du lịch tại Milan 2 ngày.

Ngày 20/2, chị N. quay lại London (Anh), ở 2 ngày. Ngày 25/2, bệnh nhân đi tàu sang Paris, ở chơi một ngày, đến ngày 26/2 quay lại London. Trong thời gian ở Châu Âu, bệnh nhân tiếp xúc với nhiều người có biểu hiện ho, hắt hơi.

Ngày 28/2, bệnh nhân khởi phát bệnh với triệu chứng ho, không đi khám ở đâu, chỉ ở tại nhà người thân tại London, chưa được xét nghiệm COVID-19.

Ngày 1/3, ngoài ho, bệnh nhân xuất hiện thêm đau mỏi người, vẫn không rõ sốt. Bệnh nhân lên máy bay về nước trên chuyến bay số hiệu VN0054 của Việt Nam Airlines hạ cánh xuống Nội Bài 4h30 sáng 2/3.

Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân về tại nhà riêng trên phố Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội. Bệnh nhân có đeo khẩu trang trong suốt quá trình từ sân bay về nhà riêng.

Trong thời gian từ khi trở về nước đến khi nhập viện, bệnh nhân tự cách ly tại nhà riêng, hạn chế tiếp xúc với người trong gia đình, không ra khỏi nhà và vẫn đeo khẩu trang tại hộ gia đình.

Trong thời gian này, những người sống và làm việc trong hộ gia đình gồm bố, mẹ bệnh nhân, 2 người giúp việc, 2 người tạp vụ và lái xe riêng,

Ngày 3/3, bệnh nhân xuất hiện sốt, tiếp tục ho, đau mỏi người. Ngày 4/3, bệnh nhân thấy đỡ hơn nên vẫn ở nhà. Đến ngày 5/3, bệnh nhân sốt cao trở lại (38 độ) và được lái xe riêng đưa vào BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương khám. Bệnh nhân được làm xét nghiệm cho kết quả sơ bộ ban đầu dương tính với COVID-19.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Định Nguyễn

Được quan tâm

Tin mới nhất