Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

'Pray for Bangkok': Hãy sẻ chia văn minh và tích cực!

Người dân khắp nơi trên thế giới vẫn đang hướng về Bangkok. Sự thương cảm, xót xa và chia sẻ là cần thiết nhưng hãy thể hiện chúng một cách tích cực và văn minh.

Những du khách từng đặt chân đến Thái Lan, đặc biệt là thủ đô Bangkok, hầu như ai cũng đều yêu mến sự cởi mở, thân thiện của con người và nhịp sống nơi đây. Có lẽ chính vì vậy mà đã 4 ngày trôi qua kể từ vụ đánh bom tại đền Erawan, Bangkok (Thái Lan) vào tối ngày 17/8 nhưng cả thế giới vẫn chưa hết bàng hoàng, đau xót cho những tổn thất mà đất nước này phải gánh chịu. Mỗi ngày qua, người dân khắp nơi trên thế giới vẫn đang hướng về Bangkok bằng tất cả tình thương và sự sẻ chia. 

pray for bangkok 1

Những lời cầu nguyện gắn hashtag #prayforbangkok vẫn tiếp tục xuất hiện trên các mạng xã hội mỗi ngày như không ngừng tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho Bangkok.

Con số 340.000 lời cầu nguyện dành cho Bangkok trên Facebook được thống kê sau 1 ngày xảy ra vụ tấn công đẫm máu giờ đây có lẽ đã tăng lên gấp nhiều lần. Tuy nhiên, bên cạnh những lời sẻ chia và cầu nguyện xuất phát từ tình cảm thực sự dành cho người dân và đất nước Thái Lan sau biến cố thì cũng có những bài viết, hình ảnh được đăng tải mượn danh sự sẻ chia để thể hiện hoặc gây sự chú ý hết sức phản cảm.

Đáng phẫn nộ hơn cả là những Facebooker đã vô cảm và tàn nhẫn đến mức chia sẻ những bức ảnh thi thể không còn nguyên vẹn của các nạn nhân vụ nổ bom kèm theo những lời giễu cợt vô cùng đáng lên án như “chợ thịt đầu mối”, “nhìn muốn ói”… Hầu hết những chia sẻ dạng này đều vấp phải sự phản đối, chỉ trích từ phía dư luận, buộc chủ nhân phải gỡ bỏ ngay sau đó. 

pray for bangkok 4

Những hình ảnh thương tâm, phản cảm được nhiều cư dân mạng Việt truyền tay nhau.

pray for bangkok 2

Stylist Pông Chuẩn (Đỗ Thanh Hoa) đã quyết định xóa những bạn trong friendlist chia sẻ phản cảm về vụ nổ bom tại Thái Lan

Bạn P.T.T hiện đang làm việc tại Bangkok (Thái Lan) cho biết: “Trên các mặt báo và cả các trang mạng xã hội, người Thái rất hạn chế việc đăng tải sự việc theo hướng bi quan và và những hình ảnh mang tính thương tâm (ví dụ như hình ảnh thi thể không còn nguyên vẹn của các nạn nhân). Do đó, tôi hơi bất ngờ và bức xúc khi thấy một bộ phận người Việt chúng ta đã và đang làm những điều ngược lại nhân danh sự “chia sẻ” và “cầu nguyện” cho người Thái”.

Bạn M.B – một cô gái mang hai dòng máu Việt – Thái đang định cư tại Mỹ bày tỏ quan điểm về vấn đề này: “Nghe tin buồn, đau lòng và cầu bình an trong lòng là đủ tốt rồi. Chỉ cần tấm lòng thôi. Nếu muốn chia sẻ thì lời hay ý đẹp hay hình ảnh bình an vẫn tốt hơn là chia sẻ lại những hình ảnh máu me, thương tâm”.

Erawan-Shrine.jpg.image.975.568

Đền Erawan đã mở cửa trở lại vào thứ Tư (19/8), 2 ngày sau vụ nỗ bom. Nhiều người dân địa phương và du khách đã đến đây cầu nguyện cho những nạn nhân xấu số.

Thiết nghĩ, bất kỳ mất mát về con người của bất kỳ quốc gia nào cũng là nỗi đau chung của nhân loại. Sự thương cảm, xót xa và chia sẻ là cần thiết nhưng hãy thể hiện chúng một cách tích cực và văn minh. Bản thân người Thái là những người trực tiếp gánh chịu hậu quả từ vụ tấn công thảm khốc gây ra nhưng họ đã đón nhận và xử lý sự cố rất bình tĩnh đồng thời luôn lạc quan, hướng đến những điều tốt đẹp. Vậy thì chẳng có lý do gì để người Việt Nam chúng ta lại chia sẻ với nỗi đau của người Thái bằng những lời lẽ, hình ảnh thương tâm, bi quan hoặc phản cảm. Hãy “Pray for Bangkok” một cách văn minh và tích cực!

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giới trẻ nghĩ gì về Yamaha Janus hoàn toàn mới, nâng cấp có xứng đáng?
Lee Hooyeon kể trải nghiệm thú vị khi cùng Wukong hẹn hò tại New World Phu Quoc