Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Thời cuộc

Tranh cãi về câu thơ trong đề thi Ngữ văn THPT Quốc gia năm 2016

Trong trích đoạn bài thơ "Tiếng Việt" của nhà thơ Lưu Quang Vũ, thuộc phần I (Phần đọc hiểu) của đề thi môn Ngữ văn kỳ thi THPT Quốc gia 2016 có câu thơ gây tranh cãi.

Trong đề thi môn Ngữ văn sáng 2/7 có trích đoạn thơ Lưu Quang Vũ (bài thơ “Tiếng Việt”) như sau:

… Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói

Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ

Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như tơ

Sau buổi thi, nhiều giáo viên, thí sinh và cộng đồng mạng đang tranh cãi về việc đề thi trích dẫn câu thơ của nhà thơ Lưu Quang Vũ có sai sót. Theo nhiều giáo viên, bản gốc của đoạn trích này như sau:

… Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói

Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ

Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như tơ

dethi

Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết Bộ GD&ĐT đã nhận được thông tin tranh luận về câu thơ của nhà thơ Lưu Quang Vũ ngay sau khi kết thúc môn Văn sáng nay.

“Tôi đã chỉ đạo Cục khảo thí và Kiểm định Chất lượng làm việc với bộ phận ra đề thi môn Văn. Ngay sau khi kiểm tra và có kết luận chính thức, Bộ sẽ công khai thông tin để thí sinh không hoang mang”, ông Ga nói.

Nhận xét về đề thi năm nay, Thạc sĩ Đặng Ngọc Khương - Giáo viên trường THPT Quốc tế Newton phân tích: “Đề thi môn Ngữ văn hay, vừa sức và có tính phân loại cao. Nội dung kiến thức và kỹ năng phù hợp, vừa đảm bảo kiến thức cơ bản của chương trình vừa cập được những hiểu biết cần thiết trong cuộc sống hiện đại

Hiểu biết tiếng Việt nói riêng và ngôn ngữ dân tộc nói chung luôn là điều cần thiết đối với học sinh và đó cũng là nhiệm quan trọng của giáo dục. Bên cạnh đó vấn đề cuộc sống trong mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung, vấn đề thái độ ứng xử hèn nhát hay có dũng khí cũng là điều không thể thiếu trong việc định hướng nhân cách cho con người. 

Phần đọc hiểu không đánh đố học sinh, nắm chắc các kiến thức tập làm văn và tiếng Việt như: chủ đề của đoạn văn biện pháp tu từ, phương thức biểu đạt, phát hiện từ ngữ và hình ảnh thơ tiêu biểu…học sinh đã có thể đạt được ½ số điểm”

Theo Thạc sỹ Đặng Ngọc Khương, phần nghị luận xã hội câu hỏi ngắn gọn, rõ ý, vấn đề không quá mới những đầy tính thực tiễn và cách hỏi vẫn tạo được hứng thú cũng như có định hướng cho người làm bài. Phần nghị luận văn học hỏi về tình huống truyện của tác phẩm Vợ nhặt - một vấn đề khá gần gũi với học sinh nhưng cách hỏi theo kiểu đưa ra ý kiến nhận định lại có thể làm mới câu hỏi và yêu cầu ở học sinh kĩ năng xử lí đề tốt.

 Đề có khả năng phân hóa cao vì thế sẽ đáp ứng được đồng thời 2 yêu cầu của kỳ thi THPT quốc gia, đó là xét tốt nghiệp và tuyển chọn vào các trường ĐH, CĐ… Như vậy đề bài đã đáp ứng đúng được mục đích đề ra cho kỳ thi THPT quốc gia 2016.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Tổng hợp

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giới trẻ nghĩ gì về Yamaha Janus hoàn toàn mới, nâng cấp có xứng đáng?
Lee Hooyeon kể trải nghiệm thú vị khi cùng Wukong hẹn hò tại New World Phu Quoc