Những bệnh nhân mắc phải lao phổi không chỉ chịu đựng sự giày vò của bệnh tật, mà còn đối mặt với nhiều sự kỳ thị, bởi bệnh lao rất dễ phát tán vi khuẩn lao cho người khác.
Có lẽ chỉ những ai đã từng trực tiếp điều trị, hoặc chứng kiến người thân, bạn bè của mình mắc bệnh lao phổi mới thấu hiểu được những nỗi đau về thể xác và tinh thần lớn đến nhường nào. Những bệnh nhân này không chỉ chịu đựng sự giày vò của bệnh tật, mà còn đối mặt với nhiều sự kỳ thị, bởi bệnh lao rất dễ phát tán vi khuẩn lao cho người khác.
TS.BS Nguyễn Văn Hưng, Trưởng khoa Vi sinh và Labo Lao Quốc gia cho biết: Ở Bệnh viện Phổi Trung ương, những bệnh nhân điều trị lao phổi đều là những hoàn cảnh khó khăn, chủ yếu làm nông nghiệp. Do thể trạng yếu nên bệnh nhân lao mắc đồng thời nhiều bệnh khác như thận, tim mạch… vì vậy cùng một lúc, họ phải “vật lộn” với một “mớ” bệnh từ “trên trời rơi xuống”.
Cụ Hoàng Thị Chiêu (Cầu Giấy, Hà Nội) năm nay đã 90 tuổi nhưng vẫn phải chống chọi với căn bệnh lao. Theo thông tin từ người nhà, cụ phát bệnh từ năm 2015, tình trạng ngày càng trở nặng. “Không chỉ đau đớn về thể xác, mẹ tôi còn không ăn uống được, sút cân nghiêm trọng. Ai nhìn cũng thương cảm“, con dâu cụ Chiêu than thở.
Còn anh Hùng buồn khi nhắc lại cảnh đời của mình. Anh tâm sự mắc bệnh lao khá lâu nhưng do không có tiền điều trị nên đành ôm bụng chịu đau. Tuy nhiên, bệnh tình ngày càng nặng anh buộc phải nằm viện điều trị. “Gia đình nghèo, thu nhập chỉ trông chờ vào mấy sào rau, khi lên Hà Nội điều trị, vợ tôi vay được anh em họ mạc được vài triệu, giờ sắp hết rồi, không biết xoay sở ra sao“.
Khi kinh phí không còn cũng là lúc họ phải đối mặt với “bản án khắc nghiệt nhất cuộc đời”.
TS.BS Nguyễn Văn Hưng, Trưởng khoa Vi sinh và Labo Lao Quốc gia cho biết: “Đa số các bệnh nhân điều trị lao phổi ở Bệnh viện Phổi Trung ương đều có hoàn cảnh khó khăn. Những bệnh nhân ở các tỉnh về điều trị đơn thuần chỉ làm nông, thu nhập thấp“.
Ngoài ra, bệnh nhân lao luôn phải gánh nỗi lo lây bệnh sang cho những người xung quanh. Theo thống kê, người mắc lao hoạt động không điều trị có thể lây sang 10-15 người khác mỗi năm.
Những người mắc bệnh lao luôn phải “lè kè” những ống thuốc bên người. Nhiều khi đôi bàn tay phải giữ nguyên một tư thế.
Mọi lúc mọi nơi, bệnh nhân lao luôn phải đeo khẩu trang.
Ánh mắt đượm buồn của người bệnh. Người già là đối tượng mắc bệnh lao nhiều nhất.
Tuy nhiên, những thanh niên có thể trạng kém cũng rất dễ mắc căn bệnh này.
Không có nỗi đau nào đau hơn nỗi đau của bệnh tật.
Thời gian chữa trị bệnh lao kháng thuốc kéo dài từ 18-24 tháng.
Một bác sĩ ân cần chăm sóc bệnh nhân lao.
Phòng nội soi tiêu hóa ở Bệnh viện Phổi Trung ương.
Bệnh lao là bệnh không gây nên chết người ngay lập tức, nhưng nó ảnh hưởng to lớn đến đời sống và sinh hoạt của người bệnh.
Những dụng cụ cần thiết trong quá trình điều trị bệnh lao.
Theo nhận xét của bác sĩ Hưng, hệ thống máy móc thiết bị dùng để điều trị bệnh lao ở Việt Nam khá hiện đại.
Dụng cụ xét nghiệm tại bệnh viện.
Người nhà viết giấy khám bệnh.
Những người ngồi chờ đều phải trang bị khẩu trang y tế để phòng chống lao. Bệnh lao lan truyền qua các giọt nước trong không khí từ chất tiết khi ho, nhảy mũi, nói chuyện hay khạc nhổ của người nhiễm vi khuẩn hoạt động.
Cặp đôi Thanh Sơn và Khả Ngân được dân tình đặt nhiều kỳ vọng về chuyện 'phim giả tình thật', song mối quan hệ hiện tại của cả hai khiến dân tình tiếc nuối.