Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Nước mắt đoàn tựu của của vợ chồng phụ lái sà lan trong vụ sập cầu Ghềnh

Sau đêm ngủ trên ghế đá ven đường, thanh niên được tự do trong vụ sập cầu Ghềnh đi xe đò cả ngày mới đến nhà. Vừa bước vào cửa, Lẹ ôm vợ khóc nức nở sau khi được hủy lệnh tạm giữ trong vụ sập cầu Ghềnh.

Những ngày qua, Nguyễn Văn Lẹ (28 tuổi, ngụ huyện Phước Long, Bạc Liêu) đã về đến nhà vợ ở ấp Cổ Cò (xã Ngọc Tố, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng). Trước đó, anh được VKSND tỉnh Đồng Nai hủy bỏ quyết định tạm giữ hình sự vì hành vi của thanh niên này chưa đủ yếu tố cấu thành tội Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy theo Điều 212 Bộ Luật hình sự.

Vợ Lẹ (giữa) với vợ Giang (áo đỏ) ở nhà ngóng tin chồng.

Vợ Lẹ (áo cam) đang mang thai tháng thứ 3 ngóng tin chồng còn vợ Giang (áo đỏ) sắp sinh nhưng buồn vì chồng vẫn đang bị tạm giữ.

Nghe tin Lẹ được thả, vợ với người thân của thanh niên này đã thức đến sáng hôm sau để chờ anh khi hay tin Lẹ được công an thả. Tuy nhiên, hơn 5h ngày 31/3, thanh niên này mới mượn được điện thoại của một người tốt bụng ở bến xe Đồng Nai gọi về cho vợ mình là Trần Thị Kim Cương (19 tuổi) để thông báo lý do về nhà muộn.

Theo người chồng, khi được Công an Đồng Nai trả tự do, anh đón xe ôm ra bến xe nhưng hết chuyến về miền Tây. Lẹ nhịn đói, ngủ trên ghế đá ven đường vì không dám ăn hay ngủ nhà trọ vì sợ hết tiền về quê. “Nhịn đói suốt đêm nên sáng ăn tạm ổ bánh mì và uống nước trên xe thì bị đau bụng dữ dội. Xe về đến Tiền Giang thì tôi phải xin xuống để đi vệ sinh, mua thuốc uống đến 13h mới đón xe khác đi tiếp”, Lẹ kể.

Mang bầu tháng thứ 3, suốt ngày nay Kim Cương đứng ngồi không yên vì chờ chồng quá lâu. Mẹ của thai phụ cũng nghỉ bán vé số một ngày để chờ con rể. Theo Kim Cương, nhà nghèo nên cô nghỉ học sớm và quen biết Lẹ trong lần xuống sà lan của người quen chơi cách nay gần hai năm. Tại đây, Cương có cảm tình rồi kết hôn với thanh niên làm nhiệm vụ thả - nhổ neo, tiếp nhận nhiên liệu, nấu cơm, giặt giũ…

Sau một đêm nhịn đói và ngủ ghế đá, Lẹ trở về tới nhà và bước qua nồi lửa để rũ bỏ những xui xẻo.

Sau một đêm nhịn đói và ngủ ghế đá, Lẹ trở về tới nhà và bước qua nồi lửa để rũ bỏ những xui xẻo.

Sống bên vợ nên đầu năm nay, Lẹ theo cậu ruột của Kim Cương là Trần Văn Giang đi theo tàu kéo sà lan của ông Phan Thế Thượng (63 tuổi, quê Sóc Trăng). Cả hai không có bằng lái tàu thủy nhưng ngoài mọi việc trên tàu, đôi lúc ông Thượng còn kêu Giang phụ lái.

Lẹ kể, lúc sà lan đâm sập cầu Ghềnh ở Đồng Nai, ông Thượng đã lên bờ. Giang lái tàu nhưng không phải kéo mà đẩy sà lan từ phía sau. Gặp nước xoáy, Giang tăng ga để vượt qua vùng nguy hiểm nhưng động cơ bị nghẽn dầu nên tắt.

“Cậu Giang khởi động hai lần nhưng máy không nổ. Cậu kêu tôi nhảy sang sà lan để mở dây. Vừa mở được sợi dây thứ nhất thì thấy tàu đẩy chìm, sà lan đâm vào cầu, chao đảo vài lần rồi lật. Tôi tưởng mình đã chết nhưng sau đó trồi đầu lên khỏi mặt nước và thấy cậu Giang. Hai người được ghe câu cứu vớt, đưa vào bở”, Lẹ nhớ lại.

Vợ của nam phụ lái khóc nức nở vì mừng khi chồng được thả về.

Vợ của nam phụ lái khóc nức nở vì mừng khi chồng được thả về.

Chiều 20/3, Lẹ và Giang xin được tiền của những người gần cầu Ghềnh để về quê thăm hai người vợ cùng mang thai. Đến nhà lúc nửa đêm, Giang với Lẹ đều ôm người thân để khóc, họ không nuốt trôi cơm, chờ đến sáng để ra chính quyền trình diện nhưng 6h ngày 21/3, công an xã đã đến mời.

“Tại cơ quan điều tra, tôi khai rõ sự việc đã xảy ra và rất sợ ở tù. Vợ mới có bầu, ở tù thì con sinh ra không có cha bên cạnh. Nhà nghèo, không có tôi thì vợ chẳng biết sống ra sao. Càng nhớ gia đình, nhớ cha mẹ thì tôi càng lo ngày về sẽ rất xa”, Lẹ chia sẻ.

Thấy chồng về, vợ Lẹ chuẩn bị một nồi than nóng đỏ, đặt ngay cửa để Lẹ bước qua với ý nghĩa đốt bỏ những xui rủi. Hai người sau đó đã ôm nhau khóc nức nở khiến mọi người xung quanh không giữ được nước mắt. Lẹ nói, hơn một tuần qua, anh nhiều lần rùng mình nhớ lại cảnh tượng kinh hoàng lúc sà lan đâm sập cầu Ghềnh. Anh lo nhất là sợ có người bị nạn khi cầu sập.

nuoc mat doan tuu6

“Tôi sẽ kiếm việc làm gần nhà để chăm sóc cho vợ chứ không dám đi sà lan nữa”, Lẹ nói.

“Chiều nay, qua phà về nhà tôi ‘sởn gai ốc’ khi thấy nước xoáy. Vợ chồng thống nhất với nhau là tôi nghỉ đi sà lan, làm phụ hồ hoặc việc gì đó kiếm sống chứ không theo nghề này nữa”, Lẹ nói.

Luật sư Ngô Huỳnh Phương Thảo (Đoàn Luật sư TP HCM) cùng hai đồng nghiệp đến Phòng Cảnh sát hình sự (PC45 Công an Đồng Nai) để làm thủ tục bào chữa cho Trần Văn Giang. Cha của thanh niên này là ông Trần Văn Thanh cũng đến cơ quan điều tra để xin gặp mặt con nhưng chưa được nhà chức trách đồng ý.

Ở quê nhà, vợ Giang - chị Nguyễn Quỳnh Như sắp sinh đứa con gái thứ hai. Con gái lớn của Giang đang học lớp 5, bé xin mẹ nghỉ học để bán vé số khi thấy cha vướng lao lý.

Ngày 17/3, ông Thượng lái tàu kéo sà lan chở cát từ Trà Vinh về Đồng Nai. Khi đến địa phận TP HCM, do có việc cần lên bờ nên Thượng giao phương tiện cho Giang cầm lái. Đến cầu Ghềnh ở TP Biên Hòa (Đồng Nai) vào trưa 20/3, tàu gặp dòng nước xoáy, Giang không có kinh nghiệm xử lý nên sà lan đâm vào mố cầu, gãy nhịp.

Hiện, ông Thượng bị tạm giam về hành vi Điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường thủy và Giang được cho là Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giới trẻ nghĩ gì về Yamaha Janus hoàn toàn mới, nâng cấp có xứng đáng?
Lee Hooyeon kể trải nghiệm thú vị khi cùng Wukong hẹn hò tại New World Phu Quoc