Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Chuyện của người phụ nữ bỏ nghề kế toán để ra đường quét rác ở Sài Gòn

Nguyễn Huy Tuấn Theo dõi Saostar trên google news

"Nhiều người nghĩ là làm cái này là ngu dốt, nhưng không phải đâu. Tất cả anh chị em làm giống như cô này là đều phải tốt nghiệp lớp 12 đó, không có dốt đâu”.

Công việc vệ sinh môi trường nhiều vất vả, lắm gian nan. Ngoài việc dọn dẹp những tuyến phố dài, những công nhân còn phải chú ý đến giao thông để giữ an toàn cho bản thân và người đi đường. “Đầu năm rồi cô cũng mới bị xe đụng, mắt còn vết sẹo đây này. Có đồng nghiệp cô thì mới vừa đi tháo vít do 2 năm trước bị xe đụng luôn, giờ còn chưa đi làm được”, cô Thu (54 tuổi, đang dọn vệ sinh trên đường 3/2, TP.HCM) chia sẻ vào đêm 19/10.

Nghề này gặp nhiều nguy hiểm và được xếp vào công việc có mức độ độc hại nhưng thu nhập bình quân của cô Thu là khoảng 7 triệu/tháng. “Công việc chân tay mà con, không thể đòi hỏi lương cao được. Muốn cao hơn phải có thâm niên. Mình cứ làm việc chăm chỉ rồi cũng lương cao mà”. Ngày 20/10 ở công ty cô không tổ chức chúc mừng hay tri ân đến chị em nhân viên. “Ngày nào mình cũng đi làm nên quen rồi con à, công ty cô cuối năm nay nghe nói là cổ phần hóa nên lãnh đạo chắc nhiều việc để lo. Họ lo cho mình ngày 8/3 là được rồi”.

Giống như cô Thu, cô Hồng (48 tuổi, ngụ xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn) là một công nhân vệ sinh môi trường của công ty dịch vụ công ích quận Tân Bình. Hàng ngày công việc của cô bắt đầu từ 16h đến 2h hôm sau. Một tuần mỗi người trong tổ của cô phải làm hai ca sáng bắt đầu từ 5h đến 14h.

“Có những hôm đi làm khuya về, ăn uống tắm rửa xong ngủ được 30 phút lại dậy đi làm tiếp”.
Tổ của cô có khoảng 30 người đảm nhiệm khu vực Bàu Cát, Trường Chinh đến ngã ba Hoàng Hoa Thám. “Công việc mình làm cũng vất vả nhưng có thể nghỉ giải lao như thế này nên cũng đỡ con ạ”, cô Hồng chia sẻ. Công việc vất vả là thế nhưng thu nhập của cô cũng chỉ khoảng 7 triệu/tháng, không đủ lo cho hai con ăn học.

“Ngày xưa cô làm trên đường Phan Huy Ích, quận Gò Vấp có khi mưa ngập đến cả yên xe. Xe không kéo đi được nên cứ phải ngồi đợi chứ không được về, việc mình còn phải làm xong”. Công việc nặng nhọc cùng với việc tiếp xúc với môi trường độc haị nhiều nên những công nhân vệ sinh nghỉ hưu sớm hơn bình thường.

“Nhiều người nghĩ là làm cái này là ngu dốt, nhưng không phải đâu. Tất cả anh chị em làm giống như cô này là đều phải tốt nghiệp lớp 12 đó, không có dốt đâu”. Bản thân cô Hồng trước đây đã từng làm kế toán 11 năm, có bằng C tiếng Anh. Nhưng phần do thời điểm đó công việc kế toán lương thấp nên quyết định nghỉ làm công nhân môi trường.

“Ngày xưa việc này lương cũng được lắm, mà hiện tại thì không như trước, nhưng thôi đã quen rồi nên vẫn cứ làm”. Ngày 20/10 công ty cô có tổ chức hội thi về “Bình đẳng giới” cho mọi người tham gia để ôn lại truyền thống cũng như tri ân nữ công nhân đã đóng góp công sức hoàn thành công việc. “Công ty cô mỗi năm ngày này cũng được món quà, khi thì cái chảo, hộp bánh, năm ngoái thì chai đầu gội. Nói chung thì về phía công ty các chính sách cũng đầy đủ, nên mình cũng cố gắng làm việc, gắn bó”.

Dù mệt nhọc nhưng khi nhắc đến ngày mai tham dự hội thi, cô Hồng rất vui. Công việc của cô kết thúc khi chiếc xe ép (loại xe chở chất thải lớn) đến điểm tập kết thu gom rác. Có những khi xe ép đã đầy không chở thêm được, cô Hồng phải tiếp tục chờ chiếc kế tiếp rồi mới về nghỉ ngơi.

Sau khi đưa rác lên xe ép, cô Hồng sắp xếp chổi, xẻng và các vật dụng cá nhân, sau đó đẩy xe về điểm tập kết, kết thúc ngày làm việc vất vả. Lúc này là 1h khuya. Cô cho biết về nhà ngủ tí chút rồi dậy chuẩn bị cho hội thi “Bình đẳng giới”.

Ngày 20/10, với những người như cô Thu, Hồng hay những phụ nữ đang làm công nhân môi trường nói chung không giống như những người làm văn phòng hay các công việc khác. Không có quà, hoa, chỉ làm việc và chia sẻ niềm vui cùng nhau như một sự động viên cùng cố gắng.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Nguyễn Huy Tuấn

Được quan tâm

Tin mới nhất
Tiếc cho Quế Ngọc Hải